Hiển thị các bài đăng có nhãn BĐSPhanThiet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BĐSPhanThiet. Hiển thị tất cả bài đăng

Phan Thiết Khôi Phục Vị Thế Dẫn Đầu Ngành Du Lịch Tạo Bệ Phóng Cho Bất Động Sản

“Viên ngọc sáng” Phan Thiết trên bản đồ du lịch Đông Nam Á bước vào thời hoàng kim khi lần nữa tận dụng hiệu quả các lợi thế sẵn có, trở lại vị thế dẫn đầu ngành du lịch trong nước.

Top 10 điểm đến được yêu thích nhất Việt Nam
Theo kết quả từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google, trong tháng 6/2022, lượng tìm kiếm về điểm lưu trú trong nước thật sự bùng nổ, liên tục tăng hơn 500% so với cùng kỳ. Trong đó, thành phố Phan Thiết là một trong 10 điểm đến được du khách tìm kiếm nhiều nhất và yêu thích nhất.

Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh, trong tháng 6/2022, điểm đến Phan Thiết - Bình Thuận đón 492.000 lượt lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó khách quốc tế có 5.200 lượt, doanh thu hoạt động du lịch đạt gần 900 tỷ đồng.
Nhà đầu tư xuống tiền săn bất động sản trung tâm Phan Thiết đón cơ hội du lịch bùng nổ
Có thể nói, cùng với đà tăng trưởng của du lịch Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động du lịch Phan Thiết - Bình Thuận đã duy trì đà tăng trưởng nhanh, cộng thêm sự đầu tư của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn, môi trường tự nhiên và xã hội an toàn đã góp phần tạo thêm nét hấp dẫn của thành phố trong mắt khách du lịch.

Bên cạnh lợi thế được thiên nhiên ưu ái với bờ biển dài đến 57,4km, các chính sách kích cầu du lịch của chính Phủ, thì sự phát triển của hệ thống hạ tầng tỷ đô như sân bay Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang dần hoàn thiện sẽ là chất xúc tác đưa ngành du lịch Phan Thiết bước vào thời kỳ “hoàng kim” trong vòng vài năm tới.

Theo các chuyên gia, sự sôi động của ngành du lịch sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản Phan Thiết, nhất là những dự án nằm ở khu vực trung tâm, giao thông thuận tiện mang nhiều nét mới lạ, gia tăng trải nghiệm cho du khách lưu trú sẽ thu hút dòng tiền của nhà đầu tư.

Triển vọng đầu tư với Mũi Né Summerland
Được mệnh danh là “thủ phủ du lịch”, bên cạnh những điểm nghỉ dưỡng sang trọng, đẳng cấp quốc tế thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm, hiện nay thành phố biển Phan Thiết thêm màu sắc náo nhiệt khi có sự góp mặt của tổ hợp giải trí – nghỉ dưỡng đậm sắc màu nhiệt đới Mũi Né Summerland do Hưng Lộc Phát Group làm chủ đầu tư.

Mũi Né Summerland không chỉ mang lại sự mới mẻ cho bức tranh du lịch của thành phố biển Phan Thiết mà còn góp phần mang lại lợi thế cho nền kinh tế du lịch – dịch vụ tỉnh nhà khi sở hữu độc quyền tuyến phố đi bộ đêm dài 2.000 mét.

Tuyến phố này sẽ quy tụ chuỗi tiện ích giải trí đẳng cấp, hiện đại, hứa hẹn đáp ứng mọi nhu cầu của du khách quốc tế lẫn nội địa, từ mua sắm, vui chơi, thể dục thể thao, nghỉ dưỡng sang trọng, gắn kết gia đình… Đồng thời, du khách và cư dân còn được tận hưởng không khí lễ hội sôi động được tổ chức định kỳ mang lại cảm giác như đang được vi vu đến những quốc gia Nam Mỹ.

Mũi Né Summerland có tổng diện tích 31,5 ha tọa lạc ngay mặt tiền lộ Võ Nguyên Giáp, một trong những tuyến đường đẹp nhất thành phố Phan Thiết, đồng thời sở hữu địa thế độc đáo tựa lưng vào ngọn đồi Hải Vọng, điểm ngắm hoàng hôn mãn nhãn nhất Mũi Né. Mỗi phân khu của dự án đều mang nét chấm phá riêng với lối thiết kế tinh tế, mang đậm màu sắc nhiệt đới.
Mũi Né Summerland với hạ tầng xây dựng hoàn thiện, pháp lý sở hữu lâu dài được xem là “món hời” của nhà đầu tư
Dù sở hữu bất kỳ sản phẩm nào tại Mũi Né Summerland, các chủ nhân tương lai đều sẽ có những trải nghiệm thú vị và khác biệt từ sáng đến đêm. Ngoài việc xem đây như chốn trở về, một căn nhà thứ hai để cả gia đình nghỉ ngơi mỗi cuối tuần hoặc dịp lễ, Tết, các sở hữu còn có thể tận dụng cho thuê lưu trú hoặc đầu tư sinh lợi lâu dài.

Không chỉ vậy, các sản phẩm của Mũi Né Summerland đều được cấp quyền sở hữu lâu dài, đảm bảo an toàn cho dòng tiền, cùng lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Đặc biệt, để gia tăng lợi ích cho khách hàng, Hưng Lộc Phát Group đã dành tặng phí quản lý 5 năm khi khách hàng lựa chọn Mũi Né Summerland ngay bây giờ. Kèm theo đó là các chương trình chiết khấu vô cùng hấp dẫn như áp dụng lãi suất chiết khấu 8,5%/năm cho khách hàng thanh toán sớm, khách mua từ hai sản phẩm trở lên được chiết khấu thêm 1%. Đồng thời, chủ đầu tư còn hỗ trợ ân hạn nợ gốc và tài trợ 100% lãi suất trong 18 tháng khi khách hàng có nhu cầu vay ngân hàng. Có thể khẳng định, Mũi Né Summerland là lựa chọn lý tưởng cho những nhà đầu tư thức thời, đón làn sóng trở lại ồ ạt của du khách quốc tế tại thành phố biển Phan Thiết.
(Nguồn: https://tienphong.vn/phan-thiet-khoi-phuc-vi-the-dan-dau-nganh-du-lich-tao-be-phong-cho-bds-post1453320.tpo)

Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, Vĩnh Hảo-Phan Thiết (28.05.2022)

"Hiện hai dự án Cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, Vĩnh Hảo-Phan Thiết sản lượng thi công chưa đạt tới 50%, các nhà đầu tư, nhà thầu phải nắm bắt tình hình từng ngày, từng giờ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, làm 3 ca, 4 ca ...thì mới có thể đưa 4 dự án cao tốc này về đích đúng hẹn. Khó khăn ở đâu, Ban điều hành dự án phải cùng nhà thầu phải lăn xả vào giải quyết,” Bộ trưởng GTVT yêu cầu.

Cập nhật tiến độ các dự án
Đánh giá các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2021 (giai đoạn 1) trong tháng 5 đã có chuyển biến hơn so với tháng 4/2022. Theo báo cáo của Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đã hoàn thành công tác bồi thường đạt 100%; bàn giao 651,4/652,8km (đạt 99,8%), còn lại khoảng 1,4km cần giải phóng mặt bằng tại 3 dự án.

“Tổng khối lượng xây lắp đến nay đạt khoảng 39,2% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,03% so với kế hoạch,” ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho hay.
Làm ca đêm để đẩy nhanh tiến độ trên công trường đường cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo
Đối với 4 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam yêu cầu hoàn thành năm nay, ông Thái thông tin thêm, sản lượng trung bình đạt 57,6% giá trị hợp đồng, chậm 2,7% so với kế hoạch.

Cụ thể, đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 sản lượng đạt 62,3%, đáp ứng tiến độ yêu cầu. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục chỉ đạo nhà thầu thi công bám sát kế hoạch đã chấp thuận.

Đoạn Cam Lộ-La Sơn sản lượng đạt 86%, chậm khoảng 1,3% so với kế hoạch (gồm 7/10 gói thầu chậm) chủ yếu do nhà thầu thi công chậm và thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến thi công bê tông nhựa.

Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện cắt chuyển 1,49km (0,56km thuộc gói thầu XL03 và 0,93km thuộc gói thầu XL5) và một số đường đầu cầu, đường dẫn hầm chui tại các nhà thầu XL3, XL5, XL7 của một số nhà thầu phụ cho nhà thầu chính thi công.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Tư vấn giám sát kiểm soát chặt chẽ tiến độ các gói thầu, triển khai thi công đảm bảo tiến độ đã cam kết (6 gói hoàn thành trước ngày 30/6; 3 gói hoàn thành trước 30/8; 2 gói hoàn thành trước 30/9/2022).

Dự án cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết sản lượng đạt 38,4%, chậm khoảng 1,9% so với kế hoạch cam kết (tương đương với giá trị 113 tỷ đồng, và 8 ngày thi công), do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp, mới được giải quyết dứt điểm ngày 20/5 vừa qua, ảnh hưởng mùa mưa đến sớm, nhà thầu chưa quyết liệt tập trung thi công bù lại tiến độ.

Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 thực hiện cắt chuyển khối lượng 16,5km và đang tiếp tục cắt chuyển khối lượng 4,5km của nhà thầu chậm tiến độ (thuộc gói thầu XL02) đồng thời yêu cầu Ban 7 kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ lập điều chỉnh của các nhà thầu, đảm bảo đến ngày 30/6 phải đạt sản lượng 50,8% giá trị hợp đồng; hoàn thành lớp móng cấp phối đá dăm vào tháng 9/2022, lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng tháng 10/2022; hoàn thành lớp bêtông nhựa tháng 11-12/2022, hoàn thành hệ thống đường gom dân sinh, công trình an toàn giao thông vào cuối năm nay.

Dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây sản lượng chậm khoảng 0,9% so với kế hoạch (hiện khối lượng tiến độ đạt 45%) chủ yếu do ảnh hưởng của mùa mưa đến sớm, khối lượng chậm tiến độ là không nhiều. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long quyết liệt chỉ đạo nhà thầu tăng cường các mũi thi công và tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh các hạng mục nền đường, móng mặt đương, bêtông nhựa... để hoàn thành dự án đúng kế hoạch vào năm 2022.

Về 4 dự án hoàn thành năm 2023 (Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Nha Trang-Cam Lâm, cầu Mỹ Thuận 2) sản lượng trung bình đạt 36,5% giá trị hợp đồng, đáp ứng kế hoạch yêu cầu.

Đối với 2 dự án hoàn thành năm 2024, đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt sản lượng đạt 5,2%, chậm khoảng 1,1% so với kế hoạch điều chỉnh do các nhà thầu huy động nhân sự, máy móc, thiết bị chưa đúng theo cam kết (đến ngày 20/5 các nhà thầu mới triển khai 79/117 mũi thi công); đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo đạt 12,55% đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 giám sát chặt chẽ và yêu cầu nhà đầu tư chỉ đạo nhà thầu thi công khẩn trương khắc phục, tập trung thi công, làm tăng ca để bù lại tiến độ chậm, có giải pháp để xử lý các nhà thầu thi công chậm tiến độ.

Nắm bắt tình hình từng giờ, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh thi công
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định 4 dự án gồm Mai Sơn-Quốc lộ 45, Cam Lộ-La Sơn, Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây với tổng chiều dài 361km dứt khoát phải hoàn thành trong năm nay.

“Hiện, hai dự án Dầu Giây-Phan Thiết, Vĩnh Hảo-Phan Thiết sản lượng thi công chưa đạt tới 50%, các nhà đầu tư, nhà thầu phải nắm bắt tình hình từng ngày, từng giờ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, làm 3 ca, 4 ca ...thì mới có thể đưa 4 dự án cao tốc này về đích đúng hẹn. Khó khăn ở đâu, Ban điều hành dự án phải cùng nhà thầu phải lăn xả vào giải quyết,” Bộ trưởng Thể nhắc nhở.

Đối với 6 dự án thành phần còn lại, Tư lệnh ngành giao thông cũng yêu cầu phải đặc biệt quan tâm đến dự án Diễn Châu-Bãi Vọt.

“Cùng là dự án PPP, cùng có thời gian cán đích tương tự nhưng hiện dự án này dù đã có chuyển biến lớn so với 2 tháng trước nhưng mới đạt khoảng 5% giá trị hợp đồng. Trong khi đó, dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo đã đạt gần 13%”, Bộ trưởng Thể nói.

Liên quan đến dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, theo ông Thái, đến tháng 5/2022, tiến độ triển khai cơ bản bám sát như công tác bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho địa phương 576/729km (đạt khoảng 79%), dự kiến đến 30/5/2022 sẽ bàn giao thêm 106km, hoàn thành 682,4/729km (đạt 94%), các đoạn còn lại sẽ hoàn thành toàn bộ trước 30/6/2022.

Đối với dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2, Bộ trưởng Thể đề nghị đặc biệt chú trọng thủ tục chuyển đổi đất rừng, đánh giá tác động môi trường, bàn giao hồ sơ mặt bằng cho địa phương.

“Bàn giao rồi không phải xong mà phải cử cán bộ theo dõi xem địa phương đã hành động, đo đạc chưa; mỏ đất, mỏ vật liệu và bãi thải không được lặp lại giai đoạn 1. Các điều kiện phải được thực hiện đảm bảo hiệu quả cao nhất để đáp ứng mốc thời gian phê duyệt dự án trước ngày 30/6 theo chỉ đạo của Chính phủ,” Bộ trưởng nói.

(Nguồn: https://congan.com.vn/giao-thong-24h/cuoi-nam-2022-thanh-2-du-an-cao-toc-dau-giay-phan-thiet-vinh-hao-phan-thiet_131758.html)

Du lịch khởi sắc, nhà đầu tư đổ về Phan Thiết săn shoptel

Thị trường du lịch Phan Thiết với nhiều chuyển biến tích cực đã khiến phân khúc nhà phố du lịch (shoptel) trở nên sôi động hơn hẳn.

Phan Thiết sở hữu khí hậu nắng ấm chan hoà quanh năm cùng nhiều bãi biển đẹp, rất lý tưởng để khai thác du lịch suốt 10 tháng. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Báo Bình Thuận cho thấy hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đang dần nhộn nhịp trở lại. Trong tháng 4 vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 413.100 lượt khách đến nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; tăng 15,29% so tháng trước đó và tăng hơn 23% so cùng kỳ năm 2021.

Trong các ngày cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5, rất nhiều cơ sở lưu trú tại TP Phan Thiết đạt công suất gần như 100% và cũng có resort thông báo khách đăng ký kín phòng trước lễ 30/4 - 1/5 khoảng nửa tháng. Nhờ đà hồi phục mạnh mẽ, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại TP Phan Thiết dần tăng tốc trở lại sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, nổi bật nhất là phân khúc sản phẩm shoptel và shophouse. Bởi theo “khẩu vị” của các nhà đầu tư, dòng sản phẩm này có hiệu quả khai thác kinh doanh tốt và tiềm năng sinh lời vượt trội hơn các loại hình khác.

Sức hút của phân khúc shoptel ở Phan Thiết
Theo số liệu từ báo cáo thị trường bất động sản của DKRA Việt Nam trong tháng 4/2022, phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng có nguồn cung đạt 1.075 căn, tăng 72% so với tháng 4/2021, tỷ lệ tiêu thụ đạt 58%, chiếm 626 căn. Đáng chú ý, phần lớn giao dịch tập trung chủ yếu ở các dự án có quy mô lớn, vị trí đẹp, đầy đủ tiện ích và được đầu tư theo mô hình đô thị giải trí chất lượng cao.
Dòng sản phẩm nhà phố du lịch (shoptel) thuộc dự án có qui mô lớn, vị trí đẹp trở thành hàng hot trên thị trường hiện nay. Ảnh phối cảnh một dãy nhà phố tại phân khu The Island của Mũi Né Summerland 
Không phải ngẫu nhiên mà Phan Thiết trở thành "thủ phủ du lịch" và được đánh giá về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp không khói. Nơi đây có hệ thống hạ tầng hoàn thiện giúp việc di chuyển thuận tiện, kéo theo lượng khách du lịch và giá trị thương mại bất động tăng cao. Đặc biệt, khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo và một loạt dự án như đường ven biển phía Nam ĐT.719, ĐT.719B, quốc lộ 28 và quốc lộ 28B (kết nối khu vực Tây Nguyên) được hoàn thành, sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển và thúc đẩy tiềm năng bất động sản nơi đây phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, trong vài năm tới, khi sân bay quốc tế Long Thành và sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động sẽ càng giúp nơi đây lọt vào bản đồ du lịch và giải trí hàng đầu châu Á, kết nối với nhiều thành phố lớn và địa danh du lịch trong khu vực nhờ thời lượng bay rút xuống chỉ còn 1- 2 giờ đồng hồ.

Đón đầu đà “cất cánh” của thị trường du lịch tại Phan Thiết và khi đề án phát triển kinh tế đêm của tỉnh Bình Thuận đi vào hoạt động, nhiều dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng của các “ông lớn” ngành bất động sản cũng nhanh chóng gia nhập. Trong số đó, tổ hợp đô thị - giải trí ngày và đêm Mũi Né Summerland của chủ đầu tư Hưng Lộc Phát Group nổi lên như điểm sáng với lượng khách tìm đến mua các sản phẩm shophouse, shoptel tăng đáng kể. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, đây là dòng sản phẩm hiếm tại trung tâm TP Phan Thiết, sở hữu lợi thế khác biệt khi tích hợp cả 3 giá trị gồm để ở, kinh doanh và phục vụ du lịch.

Shoptel ở Mũi Né Summerland có gì đặc biệt?
Theo được biết, 162 căn shoptel, shophouse của Mũi Né Summerland đang được giới thiệu ra thị trường thuộc phân khu The Island, “án ngữ” ngay mặt tiền đại lộ Võ Nguyên Giáp, cách bãi tắm đá Ông Địa và sân bay quốc tế Phan Thiết chỉ 5 phút. Đây cũng là “tọa độ vàng” kết nối trung tâm thành phố Phan Thiết với “thủ phủ resort” Mũi Né, đồng thời tập trung nhiều danh thắng nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Mũi Né Summerland tọa lạc ngay trung tâm TP Phan Thiết và sở hữu vị thế đắt giá với tầm view 360 hướng biển
Mặt khác, tận dụng lợi thế phong thủy tuyệt đẹp tựa lưng trên đồi Hải Vọng, tất cả shoptel của Mũi Né Summerland đều được bố trí với view 360 hướng biển, giúp du khách khi đến nơi đây đều có thể tận hưởng trọn vẹn tầm nhìn là một trong những bãi biển du lịch đẹp nhất miền Nam. Đặc biệt, toàn bộ 162 căn shophouse, shoptel tại đây đều được cấp quyền sở hữu lâu dài, khác biệt với các bất động sản ven biển thường chỉ sở hữu 50-70 năm. Điều này giúp các nhà đầu tư shoptel Mũi Né Summerland nắm giữ một tài sản vô cùng khan hiếm, giá trị sẽ ngày càng tăng mạnh theo thời gian.
Sở hữu tổ hợp tiện ích giải trí sôi động, náo nhiệt hàng đầu tại Phan Thiết, shoptel tại Mũi Né Summerland đem đến nhiều cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư
Ngoài ra, thêm một điểm cộng làm nên giá trị độc tôn của Mũi Né Summerland tại thị trường bất động sản Phan Thiết chính là việc sở hữu tuyến phố đêm dài 2.000m với các điểm mua sắm, ăn uống và giải trí sôi động. Kèm theo đó là hàng loạt các tiện ích hứa hẹn là cầu nối tạo nên những phút giây thư giãn tuyệt vời và gắn kết tình thân như công viên tương tác đa thế hệ Summer Ocean Park. Tương lai, Mũi Né Summerland sẽ trở thành địa chỉ thường xuyên diễn ra các lễ hội lớn như lồng đèn, ẩm thực, đại nhạc hội…thu hút đông đảo du khách, đem đến tiềm năng kinh doanh vô hạn cho các chủ nhân tại đây.

(Nguồn: https://tienphong.vn/du-lich-khoi-sac-nha-dau-tu-do-ve-phan-thiet-san-shoptel-post1439533.tpo)

Đồng Nai cấp thêm mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây

Tỉnh Đồng Nai đã cấp 3 mỏ khai thác đất theo cơ chế đặc thù để phục vụ thi công dự án cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây đảm bảo đúng tiến độ.

Ngày 23/5, thông tin từ Ban điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, tỉnh Đồng Nai đã cấp phép khai thác thêm 1 mỏ đất đắp để phục vụ thi công dự án này.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết điểm kết nối với QL56 huyện Cẩm Mỹ 
Mỏ đất đắp mới được cấp phép trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ (khu vực thi công thuộc gói thầu xây lắp số 4 của dự án). Mỏ đất này có trữ lượng dự kiến hơn 200.000 m3. Trước đó, vào đầu tháng 2/2022, tỉnh Đồng Nai cũng đã cấp phép 2 mỏ đất đắp tại 2 xã Suối Cát, Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) để phục vụ thi công dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Một điểm trên tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang được thảm nhựa
Đây là các mỏ đất được cấp phép theo Nghị quyết số 133 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 60 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 (ngày 19/10/2021) của Chính phủ để giải quyết tình trạng thiếu vật liệu thi công thi công dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Đoạn kết nối với QL1A qua xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Ban Quản lý dự án Thăng Long, đơn vị được Bộ GT-VT giao làm đại diện chủ đầu tư dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, trong tháng 5, đơn vị đang yêu cầu các nhà thầu phải phấn đấu hoàn thành thi công nền đường chính. Đến tháng 11/2022, sẽ cơ bản hoàn thành dự án.
Đoạn qua huyện Xuân Lộc
Để thực hiện các mục tiêu trên, thời gian tới, Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục đôn đốc các nhà thầu huy động bổ sung đầy đủ máy móc thiết bị, tăng mũi thi công, thực hiện theo đúng cam kết đã ký. Đồng thời, đồng loạt triển khai các mũi thi công nền, móng, mặt, công trình, thi công cuốn chiếu, tăng ca tăng kíp.

Hiện nay, trên công trường dự án, các nhà thầu đang triển khai 69 mũi thi công tại 4 gói thầu. Cuối tháng 4/2022, các nhà thầu cũng đã ký cam kết với Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục huy động thêm máy móc thiết bị, bổ sung mũi thi công và đang thực hiện theo cam kết đã ký.

(Nguồn: https://tienphong.vn/dong-nai-cap-them-mo-dat-phuc-vu-thi-cong-cao-toc-phan-thiet-dau-giay-post1440562.tpo)

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết gấp rút để khánh thành cuối năm 2022

Sau khi cao tốc này được đưa vào sửa dụng, thời gian từ TP.HCM đi Phan Thiết (Bình Thuận) sẽ được rút ngắn chỉ còn hơn 2 giờ lái ô tô.

Cao tốc thành hình, hạ tầng hoàn thiện
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km với tổng chi phí hơn 12.500 tỷ đồng. Sau gần 19 tháng thi công, tuyến cao tốc trọng điểm đã đạt 38,5% tiến độ, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.

Cụ thể, đoạn đầu kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất (Đồng Nai), trục đường chính đã hiện rõ. Đây là nút giao quan trọng trong tổng 6 nút của cao tốc này.
Đoạn đầu kết nối với cao tốc Dầu Giây - TP HCM thuộc huyện Thống Nhất
Bên cạnh đó, nhiều phần của cao tốc đang rút trải nhựa như đoạn đi qua xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc), đoạn qua xã Hàng Gòn (TP Long Khánh), nhiều cầu vượt dân sinh thuộc xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ,...cũng đã cơ bản được hoàn thành.
Đoàn xe lu gấp rút trải nhựa, đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án
Đặc biệt, nút giao quan trọng giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã xuất hiện. Sau khi nút giao này đi vào sử dụng, các phương tiện đi từ hướng TP.HCM có thể rẽ phải thẳng ra Phan Thiết. Theo đó, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết, dự kiến sẽ rút ngắn chỉ còn khoảng hơn 2 giờ, thay vì hơn 6 giờ như hiện nay.
Mút giao thông trọng điểm cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Song song với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cũng đang cải tạo và mở rộng hai tuyến đường ven biển đó là 718B đoạn Kê Gà - Phan Thiết đi qua xã Tiến Thành và huyện Hàm Thuận Nam với chiều dài 25 km và đường 719 hiện hữu đoạn Kê Gà - Tân Thiện. Khi hoàn thành hai dự án này, việc tiếp cận các địa danh du lịch trở nên vô cùng thuận tiện.

Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận cũng tập trung huy động nguồn lực triển khai đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ, hàng không.

Đặc biệt để đẩy mạnh dự án sân bay Long Thành, mới đây, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng gần 5.000 ha để xây dựng sân bay Long Thành. Trong đó, hơn 2.500 ha phục vụ xây dựng giai đoạn 1 của dự án phải hoàn tất bàn giao trong tháng 5 theo yêu cầu của Chính phủ.

Sân bay Long Thành là một trong 6 cảng hàng không quốc tế ở khu vực phía Nam. Cao tốc khi đi vào sử dụng cũng sẽ kết nối với sân bay Long Thành, giúp cho du khách từ sân bay quốc tế về Phan Thiết thuận tiện và nhanh chóng hơn, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP.HCM - Long Thành - Phan Thiết.

Thỏi nam châm mới vùng Nam Trung Bộ
Song song cùng với các đại dự án được hoàn thành, tỉnh Bình Thuận cũng đang tiếp các làn sóng đầu tư, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong cả ngắn hạn, trong trung và dài hạn. Đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, khu đô thị của nhiều “ông lớn” dần xuất hiện ngày càng nhiều.

Nổi bật nhất có thể kể đến NovaWorld Phan Thiết, Summerland Mũi Né,...là các sản phẩm được đánh giá hội tụ nhiều yếu tố đáp ứng xu hướng thị trường nhờ vị trí gần TP.HCM. Đặc biệt dự án có đường kết nối và ngay với đường cao tốc TP.HCM - Phan Thiết. Từ đây di chuyển tới sân bay Phan Thiết chưa đầy 10 phút.
Dự án NovaWorld Phan Thiết
Hạ tầng đi trước mở đường kinh - tế du lịch phát triển theo sau. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng đến năm 2020, tỉnh Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển.

Cùng với đó, TP. Phan Thiết sẽ trở thành đô thị du lịch biển mang tầm cỡ quốc gia. Bình Thuận đã đặt mục tiêu năm 2030 tổng thu từ khách du lịch đạt 78.000 tỷ đồng, và phấn đấu đón được ít nhất 17,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10-12%.

Chủ trương của Chính phủ không chỉ mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Bình Thuận mà còn khiến cho địa phương này trở thành tâm điểm, thu hút sự chú ý đặc biệt của giới kinh doanh địa ốc mà điểm đến là Phan Thiết - nơi được mệnh danh là "Thủ đô Resort" của cả nước.

Được định hướng phát triển thành đô thị du lịch biển tầm cỡ quốc gia, sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện; Tiềm năng du lịch phong phú với bãi biển dài, cảnh quan hoang sơ, khí hậu trong lành… Tất cả những yếu tố này khiến Phan Thiết ngày càng hút khách du lịch cùng các nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước.

(Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/cao-toc-dau-day-phan-thiet-gap-rut-de-khanh-thanh-cuoi-nam-2022-d552675.html)

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dần thành hình (19.04.2022)

Sau 2 năm thi công, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dần thành hình, nhiều đoạn đã thảm nhựa, làm cầu vượt, dự kiến xong trong năm 2025.

Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, khởi công tháng 9/2020, tổng chi phí hơn 12.500 tỷ đồng, hiện đạt 38,5% tiến độ, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.

Sau 19 tháng thi công, đoạn đầu kết nối với cao tốc Dầu Giây - TP HCM thuộc huyện Thống Nhất (Đồng Nai) dần hiện rõ trục đường. Đây là nút giao quan trọng trong tổng 6 nút của cao tốc này.
Phần cao tốc đi qua tỉnh Đồng Nai dài khoảng 52 km, với nhiều đoạn cao tốc đã trải thảm nhựa. Theo thiết kế, chiều rộng mặt đường hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h.

Ban điều hành dự án cho biết toàn tuyến cơ bản đã liền mạch, chỉ còn một số điểm như nút giao, cầu vượt, đường điện cao thế…
Toàn tuyến có 65 cầu với 18 cầu trên cao tốc và 47 cầu vượt. Cầu vượt dân sinh thuộc xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ, được thi công cơ bản hoàn thành, chiều 18/4.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thắng cho biết gói thầu đi qua xã Xuân Quế, hai bên đều là rừng cao su, nền đất đỏ khá mềm, phải sử dụng nguồn nguyên liệu đất từ nơi khác đến đắp nền.
Cùng ngày, tại đoạn qua xã Hàng Gòn (TP Long Khánh), xe lu liên tục di chuyển để thảm nhựa đường cao tốc.
Cách đó khoảng 30 km, đoạn đi qua xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc), dự án đang được thảm nhựa, hàng chục xe cơ giới liên tục ra vào công trình.

Trên toàn tuyến, các nhà thầu đã triển khai đồng bộ 69 mũi thi công, huy động 767/930 máy móc thiết bị, làm việc 3 ca/ngày.
Ở đoạn ven hồ Gia Măng (huyện Xuân Lộc) là công trường thi công hệ thống thoát nước của cao tốc, với hai mố cầu đang được xây dựng.
Ở một đoạn khác thuộc xã Xuân Tâm, hơn chục công nhân tiến hành đúc dầm cầu vượt.
Trên mặt cầu vượt cạnh đó, công nhân làm các khung sắt trước khi đổ bê tông. "Đây là dự án trọng điểm quốc gia nên chúng tôi luôn cố gắng làm việc nghiêm túc, khoa học theo yêu cầu của chủ đầu tư", anh Tâm, 18 tuổi (mũ trắng) cho biết.

Đoạn đi qua xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), công nhân tất bật thi công mặt đường, gia cố xi măng và rải cấp phối đá dăm.
Nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với quốc lộ 1A trên huyện Xuân Lộc đang dần "lộ diện". Hiện trạng mặt cao tốc dần hình thành và kết nối các mũi thi công với nhau.

Cao tốc đi qua núi Chứa Chan (tên gọi khác là Gia Ray hay Gia Lào), cao hơn 830 m, được ví là "nóc nhà" của Đồng Nai, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, năm 2012.
Một đoạn cao tốc đi qua thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đang thi công nền đường, trưa 18/4.
Một số khó khăn về nguồn vật liệu đắp nền đường, biến động giá vật liệu, thời tiết bất lợi, Covid-19, chậm bàn giao mặt bằng… là nguyên nhân khiến cao tốc qua đoạn này chậm tiến độ. Tuy nhiên, các nhà thầu cam kết hoàn thành dự án trong năm nay sau nhiều đốc thúc từ Bộ Giao thông Vận tải.
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và các tuyến cao tốc khác
Cao tốc khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ TP HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết - Mũi Né còn 2-2,5 tiếng thay vì 4-5 tiếng đi trên quốc lộ 1. Cao tốc góp phần kết nối sân bay Long Thành, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP HCM - Long Thành - Phan Thiết.

(Nguồn: https://vnexpress.net/cao-toc-phan-thiet-dau-giay-dan-thanh-hinh-4452979.html)

Bất động sản Phan Thiết: Sân bay, cao tốc xong giá sẽ rất khác

Giá cả hợp lí, hạ tầng giao thông đồng bộ; sân bay, cao tốc đang được triển khai đúng tiến độ, khí hậu mát mẻ, nắng ấm quanh năm là những lý do khiến second home biển Phan Thiết đang hấp dẫn các nhà đầu tư phía Bắc.

Những ngày đầu năm, các nhà đầu tư phía Bắc “tấp nập” tìm hiểu dòng second home biển Phan Thiết tại NovaWorld Phan Thiet – Siêu thành phố Biển – Du lịch – Sức khỏe. Vậy điều gì hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư phía Bắc khi quyết định “đánh bắt xa bờ” vào một dự án bất động sản phía Nam?

Mức giá hấp dẫn, tiềm năng tăng giá cao nhờ đòn bẩy hạ tầng
Chia sẻ về lý do lựa chọn biệt thự biển Phan Thiết để đầu tư, chị Kim Anh (Hà Nội) cho hay: “Tôi đã đi công tác Phan Thiết nhiều lần, tôi biết đây là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển. Ngoài yếu tố khí hậu ấm áp quanh năm, bãi biển đẹp thì Phan Thiết còn là vùng đất mới chưa được khai phá”.

Chị Kim Anh chia sẻ đầu tư vào Phan Thiết có nhiều thuận lợi hơn các vùng biển khác. Đầu tiên là giá ở Phan Thiết rẻ hơn hẳn so với giá bất động sản ở Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng. Khí hậu Phan Thiết ấm áp quanh năm, du lịch biển có lợi thế khai thác 4 mùa. Rất phù hợp với những người sợ thời tiết lạnh như chị.

“Phan Thiết đang có mức giá hấp dẫn cho những ai biết chờ đợi về hạ tầng giao thông. Tôi theo dõi rất kỹ và thấy hiện các dự án hạ tầng giao thông như cao tốc, sân bay đang được triển khai đúng tiến độ, dự báo rất tốt về tiềm năng gia tăng tài sản”. Chị Kim Anh còn cho biết thêm: “Năm 2019 khi tham quan dự án, NovaWorld Phan Thiet vẫn còn là những bãi cát, bãi đất đỏ, nhưng mới đây tôi quay lại thì thấy đã khác nhiều , thật sự bất ngờ. Thậm chí có nhiều hạng mục chủ đầu tư phát triển còn nhanh hơn tiến độ cam kết ban đầu. Điều này làm tôi tin tưởng là mình đã lựa chọn đầu tư đúng”.

MC Tuấn Tú cũng là một nhà đầu tư BĐS nhiều kinh nghiệm. Khi tới tham quan second home biển tại NovaWorld Phan Thiet, anh chia sẻ: "Dãy biệt thự phong cách Florida thu hút bởi các màu sắc rực rỡ, phong cách phóng khoáng cùng tầm nhìn biển ngay trước nhà. Đây là nơi lý tưởng để dân Hà Nội nghỉ hè, nghỉ đông và là tài sản đầu tư thích hợp. Kinh nghiệm từ thị trường BĐS phía Bắc cho thấy khi có cao tốc và các tiện ích hoàn thành, giá trị tài sản cũng sẽ tăng lên rất nhanh".
NovaWorld Phan Thiet là nơi lý tưởng để người Hà Nội nghỉ hè, nghỉ đông và là tài sản đầu tư thích hợp.
MC Tuấn Tú chia sẻ: “Đây là nơi lý tưởng để dân Hà Nội nghỉ hè, nghỉ đông và là tài sản đầu tư thích hợp. Kinh nghiệm từ thị trường BĐS phía Bắc cho thấy khi có cao tốc và các tiện ích hoàn thành, giá trị tài sản cũng sẽ tăng lên rất nhanh".

Phân tích về điểm yếu của thị trường bất động sản Phan Thiết hiện nay, anh Phạm Văn Đại (Hà Nội) - một nhà đầu tư mới lựa chọn một căn nhà phố tại NovaWorld Phan Thiet - cho rằng, lúc này giao thông từ các tỉnh tới Phan Thiết chưa thuận tiện, điều đó khiến giá bất động sản ở đây còn thấp. Tuy vậy, điểm sáng là các tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sân bay Phan Thiết đang được triển khai theo đúng tiến độ, dự kiến hoàn thành năm 2022. “Nếu chốt lời ngay tại thời điểm này thì chưa thể đạt lợi nhuận kỳ vọng, nhưng chờ hạ tầng đường cao tốc, sân bay xong thì chắc chắn giá bất động sản tại dự án NovaWorld Phan Thiet sẽ rất khác”, anh Đại tin tưởng.

Thu hút nhà đầu tư mới
Anh Nguyễn Văn Lương (một nhà đầu tư ở Hải Phòng) vừa quyết định đầu tư một căn nhà phố tại NovaWorld Phan Thiet, cho biết: “Điểm thu hút tôi nhất ở dự án này đó là quy mô rất hoành tráng, vị trí ở bãi biển rất đẹp. Lý do thứ hai là giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của tôi. Do đó, dù chưa từng có kinh nghiệm đầu tư bất động sản, tôi vẫn mạnh dạn đầu tư một căn second home tại đây ngay khi được giới thiệu”.

Nói về khả năng sinh lời khi đầu tư, anh Lương cho rằng, khi hạ tầng giao thông như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết hay sân bay Phan Thiết, sân bay Long Thành được hoàn thiện thì lợi nhuận đầu tư chắc chắn sẽ được như kỳ vọng.

“Đây là lần đầu tiên tôi đầu tư một sản phẩm BĐS du lịch thay vì nhà ở, tuy nhiên tôi rất tin tưởng vào uy tín của chủ đầu tư và cảm thấy rất yên tâm về tiềm năng tăng giá bền vững nhờ vào đòn bẩy hạ tầng”, anh Lương chia sẻ.
Biệt thự phong cách Florida thu hút bởi màu sắc rực rỡ, phong cách phóng khoáng
Anh Trần Văn Toàn (Hà Nội) là người có kinh nghiệm đầu tư đất nền ở thị trường phía Nam cũng đặt niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng bền vững của NovaWorld Phan Thiet. Anh Toàn chia sẻ: “Từ Hà Nội tôi đầu tư đất nền ở một số tỉnh miền Nam, sau đó được lãi lớn tôi bán đi để đầu tư 2 căn second home ở dự án NovaWorld Phan Thiet. Mua trong giai đoạn dịch bệnh nhưng tôi thấy giao dịch vẫn nhộn nhịp, nếu đầu tư dài hạn thì dự án này có tiềm năng sinh lời khá tốt. Cũng tới lúc mình nên đầu tư các ngôi nhà trong những khu đô thị đồng bộ rồi, giá trị tài sản sẽ còn tăng theo các tiện ích đi kèm và hạ tầng giao thông đồng bộ”, anh Toàn cho biết.

(Nguồn: https://tienphong.vn/bat-dong-san-phan-thiet-san-bay-cao-toc-xong-gia-se-rat-khac-post1318947.tpo)

Bình Thuận: Nhiều hạng mục của dự án 5 tỉ USD sắp hoạt động (09.03.2021)

Sáng 9-3-2021, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có buổi làm việc với Tập đoàn Novaland, Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận để nghe báo cáo tiến độ thực hiện dự án Tổ hợp khu du lịch Thung Lũng Đại Dương và các dự án hạ tầng kỹ thuật tại xã Tiến Thành, TP Phan Thiết.

Ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Novoland, cho biết quá trình triển khai dự án đầu tư 5 tỉ USD với tổng diện tích gần 1.000 ha này Công ty đang đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đưa vào vận hành các hạng mục đã được cấp phép xây dựng.
Ông Lê Tuấn Phong phát biểu tại buổi làm việc.
Cụ thể, sân Ocean Golf (khu C) đã cơ bản hoàn thành, dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 4-2021, các công trình tiện ích, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí thuộc khu 1 và khu 3 dự kiến đưa vào hoạt động trong quý III-2021. Tổng giá trị khối lượng thực hiện toàn dự án đến nay ước đạt 4.200 tỉ đồng.

Đặc biệt, Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Hòn Giồ - Thuận Quý với chiều dài 2,8 km, mặt đường 15 m với 4 làn xe với vốn đầu tư 240 tỉ đồng đến nay tổng khối lượng thực hiện ước đạt 90%, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng toàn tuyến trong quý II-2021.
Nhiều hạng mục của dự án đã hoàn thành khối lượng hơn 90%.
Riêng Dự án đường Hàm Kiệm - Tiến Thành nối QL1A và cao tốc Phan Thiết -Dầu Giây có chiều dài 2,4 km tổng vốn đầu tư 210 tỉ, Công ty đã lập hồ sơ thiết kế, xin phép xây dựng, dự kiến thi công từ quý II-2021.

Tuy nhiên theo ông Bùi Xuân Huy, hiện Công ty đang gặp nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ông Huy kiến nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ, xem xét cho phép tập đoàn điều chỉnh thời gian hoạt động của dự án tương ứng với thời gian chậm bồi thường, giải phóng mặt bằng vừa qua là 11 năm.

Ngoài ra, đại diện tập đoàn cũng đề nghị xem xét việc xác định giá thuê đất cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án; chấp thuận chủ trương cho tập đoàn lập thủ tục điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh quy hoạch của dự án theo hướng chuyển một phần diện tích của dự án sang đất ở lâu dài để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch…

“Do tính chất của dự án là du lịch nghỉ dưỡng chỉ được chuyển nhượng tài sản trên đất, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng nên không được nhiều khách hàng quan tâm. Do đó Công ty kiến nghị việc việc xác định giá đất cụ thể của dự án cần xem xét yếu tố hiệu quả, trường hợp giá đất quá cao dẫn đến không thể hoàn thành được dự án”- đại diện Tập đoàn kiến nghị.
Một căn nhà mẫu của dự án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong cho rằng dự án Tổ hợp khu du lịch Thung Lũng Đại Dương là dự án có quy mô lớn, khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Phong đánh giá cao tâm huyết, nỗ lực của chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt tập đoàn đã đầu tư một số công trình hạ tầng dùng chung như đường giao thông để kết nối giao thông vùng; bến du thuyền; khu vui chơi thể thao biển, tạo ra bãi tắm sạch, đẹp, an toàn….

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập đoàn rà soát lại toàn bộ các vướng mắc, các vấn đề kiến nghị liên quan đến dự án, từ đó có văn bản gửi UBND tỉnh xem xét. Ông Phong cũng đề nghị tập đoàn tiếp tục triển khai các hạng mục của dự án đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt ưu tiên triển khai đầu tư một số các khu vui chơi giải trí hoàn thành đưa vào hoạt động vào cuối năm 2021….

Ông Lê Tuấn Phong giao Sở TN&MT có văn bản thỉnh thị ý kiến của Bộ TN&MT về những kiến nghị liên quan đến đất đai như điều chỉnh thời gian, giá đất, chuyển một phần diện tích sang đất ở và phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời giao các sở, ngành liên quan xem xét giải quyết các kiến nghị có liên quan của tập đoàn như di dời hoặc đóng cửa bãi rác Bình Tú; tiếp tục vận động người dân bàn giao mặt bằng để dự án sớm thi công đi vào hoạt động.

(Nguồn: https://plo.vn/binh-thuan-nhieu-hang-muc-cua-du-an-5-ti-usd-sap-hoat-dong-post616633.html)

Bình Thuận: Phương án đấu giá đất đường ven biển nối cao tốc (15.12.2020)

Ngày 15-12, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết UBND tỉnh vừa tổ chức cuộc họp nghe Sở TN&MT báo cáo phương án bồi thường, thu hồi tạo quỹ đất hai bên đường ĐT.719B, đoạn Phan Thiết - Kê Gà và đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành (từ Quốc lộ 1 nối với cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đến đường ĐT.719B).
Bản đồ tuyến đường 719B và tuyến đường nối từ QL1 xuống đường ven biển
Để đảm bảo thực hiện công tác bồi thường, thu hồi tạo quỹ đất hai bên đường hai dự án được thuận lợi và đồng bộ với việc bồi thường, giải phóng mặt bằng 2 tuyến đường, UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh rà soát bổ sung hoàn chỉnh phương án, chậm nhất cuối tháng 1-2021 phải báo cáo UBND tỉnh.

Trong đó, Sở TN&MT cần lưu ý rà soát kỹ lại trình tự thủ tục, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đất hàng năm…Phải đảm bảo trình tự thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng và các trình tự thủ tục hiện hành về mặt pháp luật nhằm tạo quỹ đất sạch để đấu giá.

Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND thành phố Phan Thiết và huyện Hàm Thuận Nam có trách nhiệm quản lý đất theo Quy hoạch hai bên đường, qua đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, xây dựng các công trình trên đất, lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích theo Quy hoạch tại địa phương mình quản lý; nếu có trường hợp vi phạm xảy ra phải xử lý nghiêm theo quy định.
Tổ chức cắm mốc, thi công đường 719B
Sở TN&MT chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong suốt quá trình thực hiện dự án, đề xuất UBND tỉnh tổ chức đấu giá theo đúng quy định.

Theo báo cáo của Sở TN&MT, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, sở đã đã tổ chức họp để lấy ý kiến các ngành và địa phương về việc phân chia giai đoạn để thực hiện dự án tạo quỹ đất hai bên đường đối với hai dự án trên. Theo đó, có 4 phương án được đề xuất đối với dự án tạo quỹ đất hai bên đường ĐT.719B và 3 phương án đới với dự án tạo quỹ đất hai bên đường Hàm Kiệm - Tiến Thành.

Sở TN&MT đề nghị UBND tỉnh thống nhất chọn phương của dự án tạo quỹ đất hai bên đường ĐT.719B, việc triển khai dự án được chia làm 9 giai đoạn. Tổng kinh phí thực hiện hơn 3.677 tỉ đồng; trong đó, kinh phí thực hiện khai thác quỹ đất hơn 3.562 tỉ đồng, kinh phí thực hiện khu tái định cư 13,07 ha hơn 114 tỉ đồng.

Đối với dự án tạo quỹ đất hai bên đường Hàm Kiệm - Tiến Thành được chia làm 3 giai đoạn, tổng kinh phí thực hiện hơn 1.136 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện khai thác quỹ đất hơn 1.094 tỉ đồng và kinh phí thực hiện khu tái định cư 3,57 ha hơn 41 tỉ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cho rằng việc khai thác quỹ đất hai bên đường ĐT.719B và quỹ đất hai bên đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành là rất quan trọng. Chủ tịch UBND tỉnh rêu rõ các phương án đề xuất phải đảm bảo tính khả thi cao, nhằm tránh tình trạng tạo quỹ đất sạch nhưng không có dự án đầu tư, dẫn đến quỹ đất không được sử dụng, gây lãng phí tài nguyên và kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng của tỉnh.

(Nguồn: https://plo.vn/binh-thuan-phuong-an-dau-gia-dat-duong-ven-bien-noi-cao-toc-post605706.html)

Phan Thiết-Tín hiệu vui cho phát triển du lịch (24.10.2020)

Chia sẻ trong Hội thảo Mô hình quản lý khu du lịch quốc gia diễn ra tại Phan Thiết ngày 24-10-2020, Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, chuyên gia kinh tế, giảng viên trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết Phan Thiết sở hữu tiềm năng phát triển du lịch to lớn và lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư. Với yếu tố thiên thời, địa lợi hiện hữu, du lịch Phan Thiết sẽ còn vươn xa hơn trong tương lai.

Du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của Phan Thiết
Bắt đầu từ cột mốc 24-10 của 25 năm trước, người dân trên khắp cả nước và quốc tế lần đầu chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, chưa được khai phá của làng chài Mũi Né - Phan Thiết. Hiện tượng nhật thực toàn phần cuối cùng của thế kỷ XX được nhiều người ví như “tín hiệu” do ông trời ban tặng cho vùng đất cằn cỗi với 300 ngày nắng quanh năm này.

“Đó là 'thiên thời', là yếu tố đầu tiên mở ra tương lai du lịch cho Phan Thiết. Để rồi 10 năm sau đó, ngành du lịch tại đây phát triển cực thịnh, điều mà lúc bấy giờ các thủ phủ du lịch trên cả nước như Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang... chưa đủ sức làm và chỉ mới phát triển ở một chừng mực nào đó”, ông Tuấn nhận định. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp nao lòng của dải đất ven biển cực Nam Trung Bộ cùng sản vật thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất này.
Phan Thiết sở hữu tiềm năng phát triển du lịch to lớn và lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư.
Cùng với đó là chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, kết nối Phan Thiết với những trung tâm kinh tế, du lịch khác, mở ra cơ hội thu hút đầu tư. Nơi đây có các công trình giao thông dự kiến hoàn thiện trong tương lai như sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết...

Thành phố hình cánh cung được kỳ vọng sẽ sáng hơn nữa trên bản đồ du lịch Việt Nam lẫn khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhờ những lợi thế địa lý sẵn có. Phan Thiết sắp tới có thể dễ dàng kết nối với du khách phía Nam qua cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; đón khách quốc tế lẫn phía Bắc và tỉnh thành lân cận với sân bay Phan Thiết - cảng hàng không quốc tế quy mô thiết kế vận tải hành khách ước tính hai triệu lượt khách mỗi năm. Đây là yếu tố “địa lợi” dự kiến thu hút nhiều du khách hơn nữa trong thời gian tới.

Thu hút các dự án quy mô lớn
Tiếp nhận ý kiến của các chuyên gia, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh đang tiến hành đầu tư và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong, ngoài nước, tuy đây là vấn đề khó nhưng vẫn phải làm bởi có quỹ đất thì mới tạo ra những dự án lớn. Ngoài ra, phía tỉnh cũng xúc tiến, đẩy nhanh quá trình giải quyết vấn đề hành chính, thủ tục để các dự án hạ tầng có thể sớm triển khai.

Hiện Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung vẫn thiếu các mô hình vui chơi giải trí, khu thương mại phục vụ du lịch, quà lưu niệm và các loại hình thể thao biển. Do đó, theo ông Hoà, các nhà đầu tư có thể tham gia phát triển phân khúc này. Đến nay, vốn đầu tư tư nhân tại tỉnh Bình Thuận trên 2 tỉ USD, thu hút khoảng 200 dự án. Trong đó hơn 100 dự án đã và đang huy động vốn.

Thời gian qua, nhận thấy tiềm năng du lịch ở Phan Thiết mà hiếm nơi nào có được ở khu vực phía Nam, ngày càng có nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến đây xây dựng hàng trăm khu resort, phát triển loạt dự án bất động sản tầm cỡ, duy trì danh xưng “thiên đường nghỉ dưỡng”, “thủ đô resort” của thủ phủ tỉnh Bình Thuận.
Phối cảnh khu mua sắm bãi biển tại NovaWorld Phan Thiet của Tập đoàn Novaland.
Trong đó, có thể kể đến một số dự án quy mô NovaWorld Phan Thiet của tập đoàn Novaland, được định hướng trở thành “siêu thành phố biển - du lịch - sức khỏe”, quy mô lên tới 1.000 ha, trải dọc bảy km đường bờ biển với hàng trăm tiện ích đẳng cấp quốc tế cùng dòng sản phẩm second home đa mục đích sử dụng và khả năng sinh lợi bền vững.

Theo đánh giá của chuyên gia, tiềm năng dẫn đầu du lịch ở phía Nam của Phan Thiết rất lớn bởi nơi đây có sẵn tài nguyên, sẵn sàng mở cửa đón đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Song song đó, chính quyền chú trọng gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực và hệ thống di sản, không ngừng triển khai những chiến lược phát triển du lịch tầm nhìn dài hạn. Việc địa phương “trải thảm” đón dòng vốn của các doanh nghiệp mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Điều này góp phần mang lại diện mạo mới cho vùng đất được mệnh danh “thiên đường resort”.

(Nguồn: https://plo.vn/phan-thiet-tin-hieu-vui-cho-phat-trien-du-lich-post599329.html)

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tạo ‘cú hích’ cho Đồng Nai, Bình Thuận (30.09.2020)

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ rút ngắn hành trình từ TPHCM đến các trung tâm kinh tế, du lịch, mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung Bộ, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá… sẽ là “cú hích” cho các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội.

Sáng 30/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận tổ chức lễ khởi công dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Đây là một trong 3 dự án thành phần thuộc một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được khởi công sáng nay, cùng với hai dự án khác là Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) và Mai Sơn - QL45 (Thanh Hoá).

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nêu rõ phát triển hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và là một trong ba đột phá chiến lược của đất nước.

Thời gian qua, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các tuyến đường cao tốc đã có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, trở thành động lực đánh thức tiềm năng của nhiều vùng, miền. Đường cao tốc mở đến đâu, kinh tế ở đó phát triển, người dân được hưởng lợi từ sự đầu tư, phát triển này.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát lệnh khởi công dự án
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phân tích: Khi hoàn thành, tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam sẽ kết nối các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm với các cảng biển, cảng hàng không, khu công nghiệp. Vì vậy tuyến đường có ý nghĩa kinh tế xã hội, chính trị to lớn đối với đất nước nói chung, đối với các địa phương có tuyến đường đi qua nói riêng.

Đối với hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, việc triển khai dự án sẽ kết nối, phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ cao tốc đã và đang được đầu tư. Dự án rút ngắn hành trình từ TPHCM đến các trung tâm kinh tế, du lịch; mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung Bộ; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên QL 1A, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ cũng như từ Bắc vào Nam. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến, các khu du lịch sinh thái dọc biển của Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo Bộ GTVT và hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận thực hiện nghi thức khởi công dự án 
“Với vai trò như vậy, tuyến cao tốc Phan Thiết - Đồng Nai khi hoàn thành sẽ là cú hích cho các tỉnh và khu vực dự án đi qua mà trực tiếp là tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và góp phần khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh của các địa phương”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan bám sát thực địa, chỉ đạo quyết liệt và có biện pháp hiệu quả đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công dự án; hoàn thành công trình với chất lượng cao, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Các chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan liên quan thực hiện đúng quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng và bảo đảm tiến độ, chất lượng, bảo đảm an toàn trong quá trình thi công dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát và vi phạm pháp luật.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, có chiều dài khoảng 99 km (đoạn qua Bình Thuận dài 47,5km; đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km), dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại lễ khởi công
Cao tốc được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 12.577 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 7.201 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án Thăng Long, Bộ GTVT tổ chức thực hiện và quản lý.

Đến nay, dự án này đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Ngoài cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, trong sáng nay, Bộ GTVT phối hợp với các địa phương liên quan khởi công 2 dự án khác, gồm: Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Dự án thành phần Mai Sơn- QL45. Để thực hiện các dự án thành phần thuộc đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017- 2020, Bộ GTVT đã phân công các Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo từng dự án cụ thể.

(Nguồn: https://tienphong.vn/cao-toc-phan-thiet-dau-giay-tao-cu-hich-cho-dong-nai-binh-thuan-post1278496.tpo)

Xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: Góp phần xóa điểm đen tai nạn (30.09.2020)

Dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km qua tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận là dự án đặc biệt trong việc kết nối giao thông cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quan trọng hơn, tuyến đường này sẽ giảm tải áp lực về giao thông trên QL1 qua 2 tỉnh này, nơi mà nhiều năm qua đã trở thành “điểm đen” về an toàn giao thông.
Quốc lộ đi qua Đồng Nai và Bình Thuận chịu áp lực lớn về giao thông.
Để đảm bảo thực hiện dự án, tỉnh Đồng Nai phải thu hồi khoảng 412ha đất trên địa bàn các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP Long Khánh. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn 3 địa phương gồm huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và TP Long Khánh đã cơ bản hoàn thành. Các cơ quan chức năng đang thực hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trước ngày khởi công dự án, tỉnh Đồng Nai bàn giao 95% mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.

Ông Lê Khắc Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho biết, hiện nay, địa phương đã phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với 723 trường hợp, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 531/723 trường hợp và đang tiếp tục chi trả cho 192 trường hợp còn lại. Nếu kinh phí đền bù bố trí kịp, thì huyện Xuân Lộc sẽ giao đủ mặt bằng cho chủ đầu tư trong tháng 11.

Là người dân có đất nằm trong phạm vi dự án đường cao tốc, ông Vi Văn Đức, nhà ở xã Xuân Phú cho biết: “Tôi cũng như nhiều người dân ở địa phương đồng ý với chủ trương làm đường của Nhà nước và đã chấp hành tháo dỡ công trình, bàn giao đất”.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, với yêu cầu về tiến độ từ chủ đầu tư, các địa phương đã đẩy nhanh GPMB. "Trước đó, chúng tôi tăng cường vận động người dân bàn giao mặt bằng cho dự án, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT giải quyết nhanh vướng mắc trong GPMB", ông Hùng nói và cho biết thêm, Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 2 khu tái định cư tại huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.

Trong khi đó, Dự án cao tốc Dầu Giây-Bình Thuận đoạn qua tỉnh Bình Thuận dài gần 50km cũng đã được tỉnh này đáp ứng tiến độ bàn giao toàn bộ mặt bằng trên 98% để triển khai khởi công xây dựng. Đối với việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp nước, viễn thông), tỉnh này cũng yêu cầu UBND các huyện xây dựng kế hoạch, tiến độ di dời cụ thể cho từng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho rằng, dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là đoạn cuối vào cửa ngõ TPHCM, được xác định là đoạn tuyến quan trọng, có lưu lượng lớn nên được Chính phủ lựa chọn triển khai thí điểm đầu tư cao tốc theo phương thức PPP từ năm 2008. Hiện nay, đoạn tuyến này chỉ có 2 làn xe, mỗi hướng chỉ có 1 làn xe cơ giới trong khi lưu lượng trên QL1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai là trên 30.500 xe /ngày đêm nhưng hạ tầng chỉ đáp ứng được 30% lưu lượng xe; do đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, kéo dài; đặc biệt là tình hình TNGT diễn biến rất phức tạp, số người chết tăng.

"Bất cập trên QL1A là rào cản lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế địa phương", ông Hải nhìn nhận và cho biết, khởi công dự án cao tốc qua Bình Thuận là niềm mơ ước của nhân dân tỉnh Bình Thuận nhiều năm qua, vì vậy, tỉnh đã dồn sức chỉ đạo và cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng. Dự án hoàn thành sẽ sớm giải quyết những vấn đề bức xúc về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông; đồng thời tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế cho các tỉnh Nam Trung bộ, trong đó có Bình Thuận.

(Nguồn: https://tienphong.vn/xay-dung-duong-cao-toc-phan-thiet-dau-giay-gop-phan-xoa-diem-den-tai-nan-post1278366.tpo)

Giới đầu tư ưu ái căn hộ biển sở hữu lâu dài ở Phan Thiết

Bên cạnh loại hình condotel chủ yếu là khai thác cho thuê, căn hộ biển sở hữu lâu dài mang lợi thế vượt trội hơn khi tích hợp giá trị đầu tư 3 trong 1: Có thể ở, cho thuê hoặc nghỉ dưỡng.
Căn hộ biển sở hữu lâu dài là giải pháp tích lũy tài sản thông minh đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Tài sản đầu tư “đáng tiền”
Trước hết, căn hộ biển đáp ứng nhu cầu sở hữu second home của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là giới trẻ với mức chi phí hợp lý. Trong điều kiện lý tưởng, một số dự án áp dụng phương thức thanh toán linh hoạt kéo dài sẽ dẫn dắt câu chuyện sở hữu second home càng trở nên dễ dàng hơn.

Nhật báo Anh quốc Telegraph từng công bố Việt Nam lọt tốp 3 trong số 20 thị trường có tốc độ tăng trưởng second home cao nhất thế giới. Đây là cơ hội để thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng chuyển mình sang trang mới.
Bất động sản biển lọt tốp danh sách second home được ưu tiên chọn lựa hàng đầu.
Tại Việt Nam, vị trí hiển nhiên lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư là biển. Tìm hiểu về vấn đề này, VnExpress đã thực hiện cuộc khảo sát với hơn 3.000 người trong tháng 6-2019. Qua đó, có đến 75% cho biết họ thích sở hữu second home ở vùng biển, gần 80% chọn second home nằm trong khu tổ hợp và sử dụng sản phẩm cho cả hai mục đích đầu tư và nghỉ dưỡng.

Trong khi second home thông thường như condotel hay biệt thự biển đáp ứng triệt để mục đích đầu tư và nghỉ dưỡng thì căn hộ biển ngoài còn tiếp tục mang về lợi ích bền vững đến cho chủ sở hữu với pháp lý sổ hồng - chứng nhận quyền sở hữu lâu dài.

Săn căn hộ biển sở hữu lâu dài
Vài năm trở lại đây, để thu hút du khách đến với Bình Thuận, các “ông lớn” BĐS nghỉ dưỡng được tạo điều kiện khai phá các vùng đất còn nguyên sơ, sở hữu tiềm năng du lịch - nghỉ dưỡng hiếm có. Lấy tâm điểm là Phan Thiết, trong bán kính khoảng 50 km, nhiều siêu dự án liên tục ra mắt, cung ứng hàng chục ngàn loại hình second home như căn hộ biển sở hữu lâu dài, nhà phố biển, biệt thự biển...
Phối cảnh Mũi Né Summerland resort
Đáng chú ý phải kể đến tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng biển Summerland Mũi Né Resort do Tập đoàn Hưng Lộc Phát Group phát triển tại Mũi Né (Bình Thuận) với quy mô hơn 31 ha. Cộng hưởng giá trị từ 5 phân khu tiện ích đáp ứng toàn diện các nhu cầu của du khách từ lưu trú, nghỉ dưỡng, thể thao biển đến ẩm thực và vui chơi giải trí chất lượng cao trong không gian khép kín theo mô hình tổ hợp nghỉ dưỡng Integrated Resort (IR), mang đến lợi thế vượt trội cho sản phẩm căn hộ biển Mũi Né Summerland resort giá chỉ từ 1,2 tỉ đồng.

Theo ông Trần Duy Tiến, Phó Tổng giám đốc Hưng Lộc Phát Group, Chủ đầu tư dự án: “căn hộ biển Mũi Né Summerland resort được nhà đầu tư quan tâm vì có thể kết hợp nghỉ dưỡng với vận hành cho thuê và quan trọng là sở hữu lâu dài, không bị giới hạn thời gian sở hữu như một số loại hình BĐS khác”.

Khu căn hộ biển Mũi Né Summerland resort nằm trong quần thể kiến trúc độc đáo tầm nhìn hướng biển mang đậm phong cách miền nhiệt đới. Với thời gian thanh toán lý tưởng kéo dài lên đến bốn năm, đặc biệt chỉ thanh toán 10% trong đợt đầu tiên. Căn hộ được bàn giao nội thất hoàn chỉnh chuẩn 5 sao, chủ nhân chỉ cần kéo valy đến ở hoặc khai thác cho thuê ngay.

Mũi Né Summerland resort mang đến giải pháp đầu tư an tâm - an toàn - an nhàn cho tất cả khách hàng với sản phẩm căn hộ biển sở hữu lâu dài định vị ngay tại thủ phủ Resort Mũi Né (Bình Thuận).

BĐSPhanThiet