Hiển thị các bài đăng có nhãn Tintuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tintuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt (25.06.2022)

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Với khoảng 53,7 km, dự án được chia thành 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất khoảng 519,64 ha, với tổng mức đầu tư 17.837 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 14.270 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 3.567 tỷ đồng.
Về tiến độ, dự án được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

Đáng lưu ý, việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án.

Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công…

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình; tính toán phạm vi và tổng mức đầu tư các dự án thành phần trong bước báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.

Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tiến độ, chất lượng của các dự án thành phần đó.

Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn vốn và tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trường hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn của địa phương tăng hoặc giảm so với chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án, địa phương đó có trách nhiệm cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.

(Nguồn: https://tienphong.vn/cao-toc-bien-hoa-vung-tau-duoc-ap-dung-cac-co-che-chinh-sach-dac-biet-post1448685.tpo)

Người dân các nước được sở hữu chung cư bao nhiêu năm?

Trung Quốc cho phép sở hữu căn hộ tối đa 70 năm, Singapore quy định thời hạn là 99 năm, còn Thái Lan thông thường là 30 năm.

Mới đây, trong đề cương sửa Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đề xuất quy định thời hạn sử dụng chung cư chỉ từ 50-70 năm thay vì lâu dài như trước. Lý do là theo các quy định hiện hành, thời hạn sử dụng của công trình được xác định theo hồ sơ thiết kế xây dựng công trình hoặc theo thời hạn sử dụng thực tế.

Tuy nhiên, từ khi được công bố, đề xuất này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ người dân và các chuyên gia bất động sản. Họ cho rằng hiện chưa phải lúc giới hạn thời gian sở hữu nhà chung cư. Thậm chí có ý kiến rằng thời hạn 50-70 năm không phù hợp với tâm lý sở hữu tài sản lâu dài của đại đa số cư dân đô thị.

Trước Việt Nam, nhiều quốc gia đã áp thời hạn sở hữu nhà chung cư, như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan... Có nhiều nguyên nhân cho việc này, từ quyền sử dụng đất bị giới hạn, diện tích đất xây dựng ít, giá nhà đắt đỏ đến lo ngại công trình xuống cấp...

Tại Trung Quốc, đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu của nhà nước, SCMP cho biết. Đến thập niên 90, chính sách cải tổ nhà đất cho phép người Trung Quốc sở hữu nhà vĩnh viễn. Còn phần đất mà căn nhà đó được xây lên chỉ được sử dụng một thời gian. Vì thế, thời hạn sở hữu căn hộ chung cư cũng bị giới hạn theo, thường từ 40 đến 70 năm.

Thời gian thuê đất 40, 50 hay 70 năm giúp người mua yên tâm giao dịch và thị trường bất động sản nhảy vọt, kéo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trong 2 thập kỷ sau đó.
Các căn hộ chung cư ở Giang Tây (Trung Quốc).
Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh với những hợp đồng thuê đất ngắn hơn kết thúc. Giữa 2016, những lô đất có thời hạn thuê 20 năm (được giao ở thập niên 90) tại Ôn Châu chuẩn bị hết hạn. Việc này thu hút sự chú ý lớn khi đó, do đây là các lô đầu tiên đến hạn sau cuộc cải tổ nhà đất ở Trung Quốc. Luật Bất động sản năm 2007 của nước này quy định quyền sử dụng đất có thể được gia hạn, nhưng lại không ghi rõ tiêu chí để làm việc này.

Giới chức Ôn Châu khi đó giải quyết bằng đề xuất tính phí gia hạn vào khoảng 30% giá trị căn nhà. Việc này đã làm dấy lên làn sóng phản đối của các chủ sở hữu nhà. Dù theo China Youth Daily, số nhà được xây trên đất thuê 20 năm tại Ôn Châu khá ít, việc này cũng khiến giao dịch bất động sản tê liệt vì sự thiếu chắc chắn quanh vấn đề thời hạn sử dụng đất.

Chính phủ Trung Quốc sau đó cam kết sẽ nghiên cứu vấn đề này. Cuối năm đó, Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc thông báo các bất động sản có thời hạn 20 năm ở Ôn Châu sẽ được gia hạn tự động, không mất phí.

Trong một cuộc họp báo tháng 3/2017, Thủ tướng nước này - Lý Khắc Cường cũng lên tiếng trấn an những người sở hữu nhà trên đất có thời hạn 70 năm tại Trung Quốc nói chung.

"Quyền sử dụng đất có thể được gia hạn mà không cần nộp đơn hay thỏa mãn điều kiện định trước. Giao dịch với bất động sản đó cũng sẽ không bị ảnh hưởng", Xinhua trích lời lãnh đạo Trung Quốc cho biết.

Trong khi đó, tại Singapore, người dân được sở hữu bất động sản theo hai hình thức: lâu dài (freehold) và có thời hạn (leasehold). Với dạng leasehold, thời hạn sở hữu nhà thường là 99 năm hoặc 999 năm. Khi hết hạn, tài sản sẽ phải trả về cho chủ đất. Tại nước này, phần lớn đất thuộc sở hữu của Chính phủ.

Channel News Asia cho biết hơn 80% dân số Singapore hiện sống trong nhà ở xã hội do chính phủ xây dựng (căn hộ HDB), có thời hạn sở hữu 99 năm. Nguyên nhân là diện tích đất của Singapore rất ít và giá bất động sản ở đây cũng thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới. Các chung cư dạng freehold thường có giá tới cả triệu USD, trong khi căn hộ HDB chỉ khoảng vài trăm nghìn USD, theo SCMP.
Các căn hộ HDB ở Singapore.
Người mua căn hộ HDB cũng được hưởng lãi suất ưu đãi, hiện chỉ là 2,6% một năm (0,1% + lãi suất gửi tiết kiệm tại Quỹ Tiết kiệm Trung ương CPF). Sau 99 năm, các căn hộ HDB sẽ được trả về cho chính phủ. Chính phủ sẽ tái phát triển khu đất và xây các căn hộ mới.

"Đây là cách duy nhất để tái chế khu đất và đảm bảo thế hệ sau có thể mua căn hộ cho riêng mình", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long năm 2018 giải thích về việc đặt giới hạn 99 năm. "Nếu chính phủ bán ra dưới dạng sở hữu vĩnh viễn, sớm muộn chúng ta sẽ hết đất xây căn hộ mới. Bên cạnh đó, sau một thế kỷ, các hệ thống điện nước đã lỗi thời và bê tông cũng xuống cấp".

Ông trấn an người dân rằng, sau khi hết hạn sở hữu, chính phủ sẽ hỗ trợ người dân tìm căn hộ mới để sinh sống.

Thời hạn 99 năm cũng được áp dụng cả với căn hộ do các công ty tư nhân xây. Kể từ năm 1967, tất cả khu vực cho đất ở tư nhân tại Singapore được bán theo hình thức leasehold với thời hạn không quá 99 năm.

Việc giới hạn thời gian sở hữu bất động sản thậm chí được áp dụng tại các thành phố lớn như Hong Kong (Trung Quốc) hay Canberra (Australia). Thông tin trên website của LegCo - Hội đồng lập pháp Hong Kong - cho biết từ năm 1997, thời hạn cho thuê đất là 50 năm, có thể gia hạn thêm 50 năm nữa mà không phải đóng thêm ngoài phí thuê hàng năm. Còn Canberra áp dụng hệ thống cho thuê 99 năm như Singapore.

Tại Thái Lan, tất cả bất động sản, từ nhà ở, biệt thự đến chung cư đều có thể được mua theo hình thức leasehold. Thời gian sở hữu thông thường là 30 năm, sau đó phải trả về cho chủ đất, có thể là tư nhân hoặc nhà nước.

Người mua theo dạng này có quyền với nhà ở, thường mua được với giá thấp hơn bất động sản sở hữu vô thời hạn, do họ không có quyền sở hữu mảnh đất. Theo Luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, hết 30 năm, người mua có thể gia hạn thêm 30 năm nữa. Tuy nhiên, lựa chọn gia hạn này được coi là thỏa thuận riêng giữa các bên liên quan, Bangkok Post cho biết.

Ở Mỹ, leasehold là thỏa thuận giữa người sở hữu đất (chính phủ hoặc tư nhân) và người thuê. Vì thế, việc thuê sẽ có thời hạn tùy thỏa thuận. Khi hợp đồng chấm dứt, quyền sử dụng đất, có thể bao gồm cả tài sản trên mảnh đất đó, sẽ được chuyển về cho người chủ.

US News cho biết hình thức này không phổ biến trên thị trường nhà ở tại Mỹ, trừ một số nơi như Hawaii, Baltimore hay Florida với thời hạn thông thường 99 năm. Nó phổ biến trên thị trường bất động sản thương mại hơn.

Leasehold với Anh và xứ Wales lại phổ biến hơn, hầu hết người dân sở hữu căn hộ thông qua hình thức này, hãng bất động sản Savills cho biết. Website của chính phủ Anh định nghĩa leasehold là thỏa thuận có thời hạn giữa chủ đất và người thuê.

Phần lớn các căn hộ ở đây sử dụng hình thức này. Nhà ở cũng có thể được mua dưới dạng leasehold, nhưng thường là nhà theo chương trình mua chung. Sau khi hết thời gian sử dụng, hợp đồng có thể được gia hạn thêm 90 năm với căn hộ và 50 năm với nhà ở.

(Nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-dan-cac-nuoc-duoc-so-huu-chung-cu-bao-nhieu-nam-4472922.html)

Người dân trong dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu được yêu cầu giữ nguyên hiện trạng nhà cửa

Người dân nằm trong diện di dời giải tỏa để thi công dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu không được tự ý xây dựng, cơi nới nhà cửa và các công trình khác. Những trường hợp vi phạm về đất đai, xây dựng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Ngày 27/5, ông Nguyễn Bá Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ký văn bản yêu cầu các hộ dân ở ấp 1, 2, 3, 5 của xã Tóc Tiên giữ nguyên hiện trạng trước khi bị giải tỏa để xây dựng dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Xã Tóc Tiên cũng yêu cầu người dân không được tự ý xây dựng, cơi nới nhà cửa và các công trình khác. Những trường hợp vi phạm về đất đai, xây dựng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Hiện nay, UBND xã Tóc Tiên đã phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Quản lý đô thị của thị xã Phú Mỹ và các đơn vị liên quan kiểm đếm sơ bộ, xác định có 427 hộ dân bị thu hồi đất và 137 căn nhà, công trình bị phá dỡ để xây dựng dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Liên quan đến dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, tại kỳ họp thứ 7 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua nghị quyết bố trí 670 tỷ đồng để trả 50% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án thành phần 3 thuộc cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu giai đoạn 1 trong năm 2022.

Trong trường hợp tăng tổng mức đầu tư so với quyết định chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ bố trí đủ số vốn tăng thêm tương ứng. Đây là nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và các nguồn vốn khác.
Bà Rịa-Vũng Tàu sốt sắng triển khai dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
Ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu nhấn mạnh, dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1 với mục tiêu hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ với đường cao tốc Bắc Nam và đúng thời điểm sân bay quốc tế Long Thành vận hành, trở thành tuyến đường huyết mạch kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các vùng kinh tế khác trong cả nước. Việc đầu tư và sớm triển khai dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu là yếu tố quyết định cho sự thành công của mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2020-2025.

Do đó, ông Thanh đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sớm giao nhiệm vụ cho một đơn vị làm chủ đầu tư, để khi Quốc hội thông qua, Chính phủ giao nhiệm vụ thì bắt tay ngay vào thực hiện các công việc theo chức năng. TP.Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ chuẩn bị các tổ kiểm kê thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đúng quy định về đất đai, bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân, bao gồm cả tái định cư và bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ.

Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7km. Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 17.837 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị phân chia dự án thành 3 dự án thành phần.

Trong đó, dự án thành phần 1 (từ Km0-Km16) có chiều dài khoảng 16km qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự án thành phần 2 (từ Km16-Km34+200) có chiều dài khoảng 18,2km kết nối với đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, tuyến kết nối sân bay Long Thành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Riêng dự án thành phần 3 (Km34+200-Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 1.333 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải bố trí tối thiểu 666,5 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Dự kiến, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu 2023 và cơ bản hoàn thành trong năm 2025.

(Nguồn: https://tienphong.vn/nguoi-dan-trong-du-an-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-duoc-yeu-cau-giu-nguyen-hien-trang-nha-cua-post1441559.tpo)

Ủy ban Kinh tế Quốc hội khảo sát dự án cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu gần 18 nghìn tỷ đồng

Dự án cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu dài 53,7km qua 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Ngày 17/5, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn dẫn đầu đã thực hiện khảo sát dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đoàn khảo sát tại vị trí điểm đầu đường cao tốc (tại TP Biên Hòa)
Tại thực địa, đoàn công tác đã khảo sát thực tế các vị trí trên tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gồm: điểm đầu tuyến giao với đường Võ Nguyên Giáp (TP Biên Hòa); điểm giao giữa đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với tuyến đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành; vị trí giáp ranh giữa 2 địa phương Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; điểm cuối tuyến giao với quốc lộ 56, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước đó, vào đầu tháng 5, Chính phủ đã trình Quốc hội báo cáo tiền khả thi dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Theo tờ trình của Chính phủ, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có chiều dài 53,7km đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai có chiều dài hơn 34km, đoạn qua tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có chiều dài hơn 19km. Dự án có điểm đầu tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại Km53+700 giao với quốc lộ 56 thuộc TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Điểm khảo sát tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư xây dựng với quy mô 4 - 6 làn xe, thực hiện giải phóng mặt bằng một lần với quy mô 6 - 8 làn xe theo quy hoạch. Tổng mức đầu tư của dự án là gần 18 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công gồm: nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công; vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; ngân sách các địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021.

Chính phủ cũng đề xuất chia dự án thành 3 dự án thành phần gồm: dự án thành phần 1 (từ km 0 đến km 16) dài khoảng 16km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 6,2 nghìn tỷ đồng; dự án thành phần 2 (từ km 16 đến km 34+200, trong đó đoạn km 16+800 đến km 29+400 đi trùng với đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông) dài khoảng 18,2km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 6,4 nghìn tỷ đồng; dự án thành phần 3 (từ km 34+200 đến km 53+700) dài khoảng 19,5km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng gần 5,2 nghìn tỷ đồng. Cũng theo tờ trình, Chính phủ đề xuất khởi công dự án trong năm 2023 và cơ bản hoàn thành trong năm 2025.

(Nguồn: https://tienphong.vn/uy-ban-kinh-te-quoc-hoi-khao-sat-du-an-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-gan-18-nghin-ty-dong-post1439053.tpo)

'Sổ hồng' chung cư chỉ có thời hạn 50-70 năm?

Mọi công trình xây dựng đều có niên hạn, thời hạn sử dụng, vì thế trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng chung cư (sổ hồng) theo tuổi thọ thiết kế các tòa chung cư.
Hàng loạt chung cư được xây dựng ở TP Thủ Đức (TP.HCM)
Đề xuất của Bộ Xây dựng khiến hàng triệu người dân đang sống trong các căn chung cư đã được cấp quyền sở hữu lâu dài, vĩnh viễn hiện nay hoang mang.
Chúng ta không thể quy định máy móc tất cả các công trình nhà ở chung cư có chung một thời hạn sử dụng là 50 năm hay 70 năm. Điều này không tương thích với các quy định pháp luật liên quan...
Ông LÊ HOÀNG CHÂU (chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM)
Vì sao phải bỏ "lâu dài"?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Xuân Dũng, cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, khẳng định sẽ không có chuyện hồi tố. Việc cấp "sổ hồng" có thời hạn cho các chung cư theo tuổi thọ thiết kế công trình chỉ áp dụng từ khi luật sửa đổi có hiệu lực.

KTS Đào Ngọc Nghiêm, phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, dẫn các quy định của Luật nhà ở, Luật đất đai hiện hành, cho hay việc cấp "sổ hồng" cho các căn hộ chung cư ở Việt Nam hiện được chia thành hai loại. Những khu chung cư xây dựng trên đất thuê thương mại, dịch vụ thì cấp "sổ hồng" thời hạn 50 - 70 năm. Những khu chung cư xây dựng trên đất ở ổn định, lâu dài có "sổ hồng" thời hạn sử dụng là lâu dài, vĩnh viễn.

Bình luận về định hướng của Bộ Xây dựng, theo ông Nguyễn Văn Đính - chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc cấp "sổ hồng" có thời hạn sử dụng cho các căn hộ chung cư theo tuổi đời của các công trình nhà chung cư nhiều nước đã áp dụng. Có nước họ cấp 30 năm, có nước cấp 50 năm, hoặc lâu hơn nữa.

Còn ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết thêm việc cấp "sổ hồng" có thời hạn cho căn hộ chung cư đã được áp dụng từ lâu tại Singapore nhưng họ khác ta. Chính phủ Singapore quy định rõ nhà ở chung cư - nhà ở xã hội do nhà nước xây dựng và bán lại cho người dân. Vì vậy, Singapore có chính sách bán nhà chung cư cho người dân có thời hạn từ 70 - 99 năm.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Khánh, chủ tịch Công ty CP đầu tư bất động sản G5, cho hay đề xuất cấp "sổ hồng" có thời hạn cho căn hộ chung cư nhằm bảo đảm chất lượng nhà ở trong quá trình sử dụng căn hộ. Tránh tình trạng hàng loạt khu nhà chung cư cũ, khu tập thể cũ tồn tại quá lâu, xuống cấp, không bảo đảm điều kiện ở nhưng không thể cải tạo. Thực tế đang có rất nhiều khu tập thể như vậy.
Khu chung cư Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được xây dựng trước năm 1975 nay đã xuống cấp trầm trọng
Giải quyết vướng mắc về quyền sử dụng đất
Tuy nhiên, các chuyên gia về bất động sản nhấn mạnh vấn đề phát sinh nếu chỉ cấp "sổ hồng" có thời hạn cho căn hộ chung cư là khả năng vênh với quyền sử dụng chính mảnh đất xây dựng chung cư. Đa số các tòa nhà chung cư được xây dựng trên đất ở lâu dài, vĩnh viễn, trong khi công trình nhà ở chung cư không thể tồn tại vĩnh viễn.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, thực tế hiện nay, trong giao quyền sử dụng đất có: giao quyền sử dụng đất ở ổn định lâu dài và giao quyền sử dụng đất có thời hạn.

Với các khu vực cấp đất có thời hạn sử dụng nhất định, việc cấp "sổ hồng" có thời hạn cho căn hộ hoàn toàn phù hợp. Hiện nay đất xây dựng chung cư trong các khu đô thị mới hoặc một số khu đất chuyển đổi chức năng thường có thời hạn sử dụng từ 50 - 70 năm. Ví dụ khu đô thị Ciputra (Hà Nội) khi cấp phép ban đầu thời hạn giao đất là 70 năm, nên nhà ở trên đất cũng có thời hạn sử dụng 70 năm. Nhưng đến khi đưa dân vào ở thì chủ đầu tư khu đô thị Ciputra đã kiến nghị TP Hà Nội chuyển hóa đất đô thị Ciputra thành đất ở lâu dài và chủ đầu tư dự án phải đóng thêm tiền sử dụng đất cho Nhà nước.

Ông Nghiêm cho rằng thời hạn cấp "sổ hồng" cho căn hộ chung cư bao lâu sẽ phụ thuộc vào quyền sử dụng thửa đất xây các tòa nhà chung cư.

Trong khi đó theo ông Lê Hoàng Châu, Luật nhà ở năm 2014 đã quy định hai chế độ sở hữu nhà: một là sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài, không thời hạn; hai là sở hữu nhà có thời hạn. Hầu hết công trình nhà ở chung cư hiện nay được xây dựng trên đất ở ổn định, lâu dài nên quyền sở hữu nhà ở trên đất là ổn định, lâu dài.

Chung cư có tuổi thọ công trình, ví dụ tuổi thọ công trình là 70 năm, hết thời hạn, ông Châu cho rằng cần buộc phải kiểm định lại chất lượng. Nếu còn bảo đảm an toàn thì phải gia hạn thời gian sử dụng, đến khi tòa nhà xuống cấp, nguy hiểm thì buộc phải phá dỡ. Nhưng nếu phá dỡ, chủ sở hữu chung cư phải có quyền bán lại chung cư cũ và quyền sử dụng đất tòa nhà cho đơn vị cải tạo, xây dựng lại, hoặc các chủ căn hộ có thể tự bỏ tiền xây dựng lại tòa chung cư mới.

Chúng ta không thể quy định máy móc tất cả các công trình nhà ở chung cư có chung một thời hạn sử dụng là 50 năm hay 70 năm vì không tương thích với quyền sử dụng đất ở lâu dài của cư dân. Quy định thời hạn sử dụng cần bảo đảm quyền sử dụng căn hộ chung cư và cả quyền sử dụng đất xây dựng tòa chung cư của các hộ dân, ông Châu nhấn mạnh.
Giữa tháng 3-2022, một dự án nhà chung cư với giá mở bán 125 triệu đồng/m2 ở quận Tây Hồ (Hà Nội)
Phải tối đa lợi ích cho cư dân
Việc cấp "sổ hồng" có thời hạn 50 - 70 năm cho căn hộ chung cư, theo ông Nguyễn Văn Đính, cần đi kèm với các quy định nếu hết thời hạn sử dụng nhưng công trình chung cư vẫn còn sử dụng được thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm gia hạn thời gian sử dụng nhà cho người dân, tùy theo kết quả kiểm định chất lượng tại thời điểm đó. Còn với các công trình chung cư không đủ an toàn thì phải xây dựng lại. Đồng thời, với những khu chung cư đã cấp quyền sử dụng lâu dài cho người dân trước thời điểm Luật nhà ở sửa đổi có hiệu lực thì cần tôn trọng những gì lịch sử để lại, không được hồi tố.

Để thực hiện được chính sách cấp "sổ hồng" có thời hạn cho chung cư, ông Nguyễn Quốc Khánh khuyến nghị cần căn cứ vào chất lượng của từng công trình nhà ở để xác định thời hạn. Ví dụ với công trình chung cư cấp 1, thời hạn sử dụng 70 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng với những công trình cấp thấp hơn như nhà ở xã hội, tuổi thọ thấp hơn thì xem xét cấp thời hạn sử dụng 50 năm. Muốn vậy, các địa phương phải quy hoạch rõ khu vực nào xây dựng công trình cấp 1, công trình chung cư cao cấp, khu vực nào phát triển các khu nhà ở xã hội.

Ông Bùi Xuân Dũng (cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng):

Nghiêng về phương án cấp "sổ hồng" chung cư có thời hạn
Quyền sử dụng đất có thể lâu dài nhưng công trình chung cư luôn có tuổi thọ nhất định nên trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ hai phương án. Phương án 1 sẽ cấp "sổ hồng" cho căn hộ chung cư theo chế độ sử dụng đất quy định tại Luật đất đai (gồm đất ở lâu dài, đất thương mại dịch vụ có thời hạn sử dụng từ 50 - 70 năm). Phương án 2 là công trình chung cư thiết kế tuổi thọ bao nhiêu thì quyền sử dụng căn hộ sẽ được cấp theo đúng tuổi thọ công trình.

Rõ ràng chung cư không thể vĩnh cửu được nên hết thời hạn sử dụng cần được phá dỡ. Bộ Xây dựng nghiêng về phương án cấp "sổ hồng" có thời hạn cho căn hộ chung cư. Sau khi hết thời hạn sử dụng, các cơ quan chức năng sẽ kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư, nếu bảo đảm về chịu lực, an toàn cho sử dụng sẽ gia hạn thời gian sử dụng căn hộ cho người dân. Chứ không có chuyện hết thời hạn sử dụng thì "đuổi" người dân ra khỏi căn hộ.

KTS Huỳnh Xuân Thụ:

Quyền lợi của người dân phải đặt lên cao nhất
Nếu quy định sở hữu nhà chung cư chỉ 50 năm thì quyền sử dụng đất được giao cũng 50 năm là phù hợp. Khi hết 50 năm thì Nhà nước có quyền thu hồi nhà đất trên. Tất nhiên, thời hạn sở hữu phải được thông báo rõ ngay từ đầu cho người mua căn hộ. Người mua phải hiểu rõ pháp lý, quyền lợi và chấp nhận thời hạn sở hữu chỉ là 50 năm.

Bên cạnh đó, cần đánh giá tác động về quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư 50 năm trong Luật nhà ở với tổng thể nhiều chính sách pháp luật khác liên quan quyền tài sản, sở hữu, đất đai, nhà ở, đầu tư, tài chính, quy hoạch đô thị, môi trường cảnh quan nguồn lực quốc gia, tài sản công... Như thế vừa để bảo đảm quy định đồng bộ, tránh xung đột, chồng chéo vừa bảo đảm hài hòa lợi ích người dân, Nhà nước, nhà đầu tư, ngân hàng... Trong đó, quyền lợi hợp pháp của người dân phải đặt lên cao nhất.

Cư dân băn khoăn với cấp "sổ hồng" có thời hạn
Một số người dân đặt câu hỏi giá nhà liệu có giảm nếu cấp "sổ hồng" có thời hạn và bày tỏ băn khoăn khu đất gắn liền với chung cư khi hết hạn sử dụng sẽ thuộc về ai?

Nhiều lo lắng
Anh Nguyễn Anh Tuấn (31 tuổi, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết rất bất ngờ với thông tin cấp "sổ hồng" có thời hạn cho căn hộ chung cư đang được đưa ra lấy ý kiến, mới nghe thì thấy có phần hợp lý vì chung cư cũng chỉ sử dụng được 50 - 70 năm. Tuy nhiên, thực tế thì rất bất hợp lý bởi giá căn hộ trước khi đến tay khách hàng đã được cộng thêm rất nhiều thuế, phí khác, trong đó có thuế đất để xây dựng dự án.

"Vợ chồng tôi sau nhiều năm tích cóp mới có thể mua được chung cư ở Hà Nội, nếu Luật nhà ở được chỉnh sửa như trên thì chắc chắn hàng triệu người dân sẽ bị thiệt thòi vì đến lúc đó rất ít người mua nhà chung cư, giá căn hộ giảm đột ngột", anh Tuấn lo ngại.

Nhiều năm săn tìm nhưng vẫn chưa tìm được căn hộ vừa túi tiền vì giá ngày càng "leo thang", chị Hoàng Thị Giang (38 tuổi, đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: "Giá nhà mỗi ngày một tăng khiến vợ chồng tôi tìm nhà 3 - 4 năm mà vẫn chưa mua được căn ưng ý. Chung cư chỉ được cấp quyền sử dụng 50 năm thì liệu giá có giảm? Trong khi sống trên cao đã trở thành xu thế của người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM bởi dân số ngày một tăng, đất thì chỉ có vậy".
Dự án khu nhà ở Vĩnh Lộc A (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện giờ là thời điểm bàn giao kỹ thuật các căn hộ từ tầng 8 - 10 thuộc block D1
Trả nợ xong thì quyền sử dụng cũng sắp hết
Theo nhẩm tính của chị Phan Diệu Hương (31 tuổi, quê TP Việt Trì, Phú Thọ), hiện đang làm truyền thông cho một công ty bất động sản ở Hà Nội, thì với thu nhập hiện tại phải mất thêm nhiều năm nữa chị mới có thể mua được nhà trả góp. Có thể phải mua căn hộ cũ. "Để mua nhà mất hơn 10 năm, hàng chục năm trả nợ. Khi trả nợ xong thì quyền sử dụng căn hộ cũng gần hết...", chị Hương băn khoăn.

Còn theo luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội), đây là một vấn đề dân sinh rất lớn bởi hơn 50 năm tới sẽ có khoảng 50% dân số Việt Nam sống tại các căn hộ chung cư. Quyết định này có thể ảnh hưởng đến hàng chục triệu người trong tương lai trong khi bất động sản là một tài sản lớn nhất của người Việt hiện nay.

"Với quan điểm của Bộ Xây dựng tôi thấy rất phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng đối với các công trình xây dựng, tuy nhiên chưa đủ. Vấn đề cốt lõi ở đây là sở hữu, quản lý, giá trị đất đai. Hiện nay có nhiều dự án nhà ở thương mại căn hộ có giá 60 - 80 triệu đồng/m2, giá trị căn hộ chỉ chiếm một phần trong tổng giá trị về đất. Sau khi hết 50 - 70 năm thu lại thì dân ở đâu, họ lại tiếp tục đi tạo dựng nhà ở?", luật sư Tú bày tỏ.

Theo luật sư Tú, đây là mối quan hệ dân sự giữa khách hàng với chủ đầu tư, không phải là mối quan hệ hành chính giữa Nhà nước và người dân. Bởi vậy nên cần phải thảo luận cho thấu đáo, quy định chi tiết. Ví dụ trong trường hợp sau 50 năm quyền sử dụng của dân hết trong khi quyền sử dụng khu đất xây chung cư vẫn còn thì khu đất này thuộc về ai? Vì theo Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có đất ở mới được xây nhà. Khi được giao đất làm dự án chủ đầu tư đã phải nộp tiền thuế đất cho Nhà nước. Nhà nước sẽ không được lấy lại sau 50 - 70 năm, còn đất lại thuộc về chủ đầu tư thì rất bất hợp lý. Theo luật sư Tú, cần nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn kinh tế, xã hội, luật pháp... rồi mới đi đến quyết định để tránh những hệ lụy phức tạp về sau.

Nhiều người dân cho rằng rất bất hợp lý nếu căn hộ chung cư chỉ còn thời hạn 50 - 70 năm thay vì sở hữu, sử dụng lâu dài như hiện nay.

Thuận tiện khi thu hồi, cải tạo
Chia sẻ câu chuyện thực tế của doanh nghiệp, ông Lê Hữu Nghĩa, giám đốc Công ty TNHH thương mại - xây dựng Lê Thành, phân tích thêm phương án chỉ cấp quyền sở hữu có thời hạn cho chung cư.

Theo ông Nghĩa, phương án sở hữu nhà chung cư 50 năm là phù hợp, tạo ra sự đa dạng các hình thức sở hữu, phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.

Bởi lẽ, theo quy định Luật xây dựng công trình có niên hạn sử dụng là 50 năm. Hết 50 năm thì phải giám định lại chất lượng công trình. Nếu kết quả giám định công trình không còn bảo đảm an toàn cho sử dụng thì phải tháo dỡ.
Nhà ở xã hội độc lập tại số 629 đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân (TP.HCM)
Theo ông Nghĩa, giả sử hết 50 năm, công trình buộc phải tháo dỡ để xây dựng lại (theo đúng quy hoạch) thì xảy ra 2 trường hợp:

Thứ nhất, nếu cư dân của chung cư sở hữu căn hộ với quyền sử dụng đất lâu dài thì chỉ phải bỏ tiền xây dựng lại chung cư để tiếp tục sử dụng mà không phải chịu thêm tiền sử dụng đất.

Thứ hai, nếu chỉ sở hữu có thời hạn 50 năm thì Nhà nước thu hồi đất để xây dựng lại chung cư, bán lại cho cư dân thì giá bán gồm cả tiền xây dựng công trình và tiền sử dụng đất.

Như vậy, Nhà nước cần xem xét phương án sở hữu căn hộ 50 năm đi liền với thời hạn giao đất. Việc giao đất 50 năm sẽ giúp Nhà nước duy trì được nguồn thu bền vững.

Vấn đề quan trọng là cần minh bạch, công khai ngay từ đầu khi bán căn hộ cho người dân về thời hạn sở hữu. Đương nhiên, ông Nghĩa cho rằng thời hạn sở hữu căn hộ 50 năm thì giá bán sẽ mềm hơn.

"Ví dụ, công ty tôi đầu tư các chung cư, nhà ở xã hội trên quỹ đất của công ty. Chúng tôi chỉ bán cho khách hàng căn hộ dựa trên giá trị xây dựng là chính, không tính giá trị đất, giá rất hợp lý, đất là của chủ đầu tư", ông Nghĩa nói và chia sẻ phương án xử lý: khi hết hạn 50 năm chủ đầu tư sẽ thu hồi, xây dựng lại, ưu tiên bán lại cho những người đã ở theo chu kỳ mới 50 năm. Nếu lúc đó, cư dân không còn nhu cầu ở thì chúng tôi bán cho người khác. Chúng tôi sẽ tự thu hồi, tháo dỡ, xây dựng lại... thuận tiện hơn so với nhiều chung cư cũ hiện nay Nhà nước đang gặp khó khi thu hồi vì dân không đồng ý.

Singapore chỉ cho 99 năm
Singapore tự hào có tỉ lệ dân sở hữu nhà cao bậc nhất thế giới, với khoảng 80% đang sống trong chung cư do Ủy ban nhà ở và phát triển Singapore (HDB) xây dựng và 75% đất đai thuộc sở hữu của nhà nước. Với những người ở trong các căn hộ của HDB, họ chỉ được sở hữu căn hộ đó tối đa 99 năm trong khi ở các bất động sản của chủ đầu tư tư nhân, người dân có thể mua đứt hoặc sở hữu 999 năm.

Nếu nhận căn hộ mới hoàn toàn, người chủ thường được khuyên nên bán trước năm thứ 25 bởi khi đó còn hút khách. Chủ càng giữ lâu thì càng mất tiền vì giá trị nhà giảm dần cho đến năm thứ 99 chỉ còn 0 đồng.

Năm 2018, một cuộc tranh luận sôi nổi đã bùng nổ khi nhiều người cho rằng thật bất hợp lý vì họ đã bỏ ra số tiền lớn nhưng lại không để lại được cho con cháu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi đó đã nói: "Sau 99 năm, những căn hộ này sẽ được trả lại cho nhà nước. Chính phủ sẽ tái phát triển các bất động sản ấy và xây dựng các căn hộ mới cho thế hệ tương lai. Đây là cách duy nhất để "tái chế" đất, bảo đảm con cháu đời sau có nhà mà ở. Nếu chúng tôi bán đứt cho mọi người quyền sở hữu căn hộ, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ hết đất để xây căn hộ mới...".
(Nguồn: https://nhadat.tuoitre.vn/so-hong-chung-cu-chi-co-thoi-han-50-70-nam-20220514080420035.htm)

Cập nhật thông tin mới nhất dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Đầu năm 2024, tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chính thức khởi công sẽ là thời điểm tác động bất động sản Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai lên một tầm mới. Cùng chúng tôi điểm qua những nét chính về tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong bài viết dưới đây!
Họp bàn giao tim mốc tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 2022 (18.04.2022).

Tin Mới Nhất về cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 2022: Dồn lực cho dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Cập nhật tin tức mới nhất về tiến độ dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu







Thông tin chính xác về dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Dự án đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu thuộc quy hoạch phát triển mạng đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016, tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu có chiều dài 76km.

Ngày 30/06/2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản 813/TTg-CN cho phép tách đoạn tuyến từ nút giao Vũng Vằn (TP Bà Rịa) đến nút giao đường Ven biển (TP Vũng Tàu) ra khỏi dự án đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. Như vậy, tuyến đường này còn có chiều dài là 68.6km.

Vị trí dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu?
Điểm đầu (Km0 +00) giao với Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Biên Hoa; cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía Bắc.

Điểm cuối tuyến tại nút giao Vũng Vằn, thành phố Bà Rịa (Km59+800), đoạn này có chiều dài tuyến 59.8km. Riêng đoạn tuyến nhánh nối đường vào cảng Cái Mép - Thị Vải dài 8.8km sẽ được đầu tư sau. Cụ thể, chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km chạ̣y qua Bà Rịa - Vũng Tàu (gồm 3,8km đường cao tốc và 8,8km tuyến nhánh nối vào Cảng Cái Mép - Thị Vải).

Quy mô đầu tư dự kiến
+ Đoạn 1 (Từ Biên Hoà đến cao tốc Long Thành - Dầu Giây dài 16.8km): Quy mô đường cao tốc 4 làn xe tiêu chuẩn trong giai đoạn 1 và sau đó nâng cấp 6 làn xe trong giai đoạn 2;

+ Đoạn 2 (Từ cao tốc Long Thành - Dầu Giây đến thị xã Phú Mỹ dài 21.2km): Quy mô 6 làn xe tiêu chuẩn;

+ Đoạn 3: (Từ thị xã Phú Mỹ đến nút giao thông Vũng Vằn, thành phố Bà Rịa dài 21.8km): Quy mô đường cao tốc 4 làn xe tiêu chuẩn;

+ Đầu tư đồng bộ hệ thống đường gom, cầu vượt, cống chui, nút giao và các công trình phụ trợ khác.

Về Giải phóng mặt bằng: Giải phóng mặt bằng toàn bộ ngay trong giai đoạn 1 với 6 làn xe tiêu chuẩn

- Vốn đầu tư: Khoảng 23.075 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư là 13.125 tỷ đồng, vốn ngân sách là 9.950 tỷ đồng (trong đó chi phí bồi thường GPMB khoảng 7.005 tỷ đồng, chi phí các hạng mục phụ trợ khác 2.945 tỷ đồng)
Dự kiến lựa chọn đầu tư: Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BOT

- Kiến nghị: Để sớm triển khai và đảm báo phương án khả thi đối với dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu theo hình thức BOT, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Bộ kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí ngân sách Trung ương cho tỉnh khoảng 9.950 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025 để chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng là 7.005 tỷ đồng và đầu tư các công trình phụ trợ thuộc dự án là 2.945 tỷ đồng.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi nào triển khai?
Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu
chính thức được Chính phủ giao quyền phê duyệt đề xuất dự án cho Bộ GTVT năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2014, do chi phí đầu tư khá cao nên đơn vị giám sát PMU 85 đã đề xuất phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 của dự án là đoạn Biên Hòa - Phú Mỹ dài 47 km với quy mô 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m. Giai đoạn này bao gồm: 34,2km cao tốc phía Đồng Nai; 3,8km cao tốc phía Bà Rịa – Vũng Tàu; 8,8km đường cấp 3 đồng bằng nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải phía Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể:

Giai đoạn 2 có phạm vi giống giai đoạn 1 với quy mô mở rộng theo quy hoạch 6 - 8 làn xe. Từ TX.Phú Mỹ đến TP.Vũng Tàu (31km). Dự kiến đường cao tốc khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe (giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe) và thời gian thu phí cho giai đoạn 1 là 23 năm.

Thông tin nhanh dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Phương án xây dựng.
Dự án dự kiến triển khai theo phương thức đối tác công – tư (PPP), do địa phương huy động vốn đầu tư thực hiện. Vì vậy Bộ GTVT không xây dựng nhu cầu vốn cho dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của bộ.

Trong quá trình triển khai lập báo cáo tiền khả thi, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nêu các khó khăn trong trường hợp giao địa phương làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai dự án. Vì vậy, ngày 23-10-2020, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch – đầu tư điều chỉnh lại dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT.

Trong đó bổ sung dự kiến nguồn ngân sách nhà nước tham gia dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu bố trí qua Bộ GTVT khoảng hơn 6.700 tỉ đồng.

Cụ thể, dự án được đầu tư với tổng mức đầu tư Dự án là 18.805 tỷ đồng (Đề xuất thẩm định Dự án cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu trị giá 18.805 tỷ đồng), trong đó vốn nhà nước hỗ trợ dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 6.722 tỷ đồng (bao gồm chi phí GPMB, chi phí rà phá bom mìn, chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác trong giai đoạn chuẩn bị dự án); vốn Nhà đầu tư huy động là 12.083,062 tỷ đồng.

Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí hoàn vốn dự kiến 17 năm 5 tháng (sẽ được xác định cụ thể trong bước đàm phán; ký kết hợp đồng dự án), hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Tiến độ giải ngân và thi công thi công đến đâu?
Ngày 23-10-2020, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch – đầu tư điều chỉnh lại dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT.

Trong đó bổ sung dự kiến nguồn ngân sách nhà nước tham gia dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu bố trí qua Bộ GTVT khoảng 6.770 tỉ đồng.

Dự kiến thời gian thi công giai đoạn 1 là 24 tháng. Việc đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn 2021-2025. Đối với dự án thành phần 2 sẽ được tách thành dự án riêng và giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức đầu tư.

Được biết, cách đây 10 năm, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được Bộ Giao thông - vận tải nghiên cứu và mời gọi nhà đầu tư. Thời điểm đó, đơn vị tư vấn đề xuất chỉ làm 4 làn xe với vốn đầu tư từ ngân sách trung ương hơn 1.800 tỷ đồng. Thế nhưng, chưa kêu gọi thu hút đầu tư thành công. Do đó, dự án mới chậm đến thời điểm này. “Hiện nay quốc lộ 51 đã quá tải, việc đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cực kỳ cấp bách.

Bản đồ hướng tuyến đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Ý nghĩa của đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Sự cần thiết đầu tư tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu: Hiện nay, các tỉnh Đông Nam bộ và miền tây Nam bộ chỉ kết nối đến Bà Rịa - Vũng Tàu bằng duy nhất tuyến đường bộ độc đạo là Quốc Lộ 51 nên dẫn đến quá tải, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc vận chuyển hàng hoá về cụm Cái Mép - Thị Vải và lưu thông của ngưởi dân.

Do đó, tuyến đường bộ Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu là tuyến giao thông quan trọng cần sớm được đầu tư, góp phần giảm áp lực cho tuyến Quốc Lộ 51, rút ngắn thời gian đưa hàng về Cụm Cái Mép - Thị Vải, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đông Nam Bộ và khu vực phía Nam

Hiện tại, quốc lộ 51 là tuyến đường duy nhất nối thành phố Biên Hòa với thành phố Vũng Tàu. Với tình trạng lưu lượng giao thông quá tải như hiện nay, theo tính toán của Bộ GTVT thì đến năm 2020 đoạn Biên Hòa - Phú Mỹ sẽ có nguy cơ ùn tắc. Vì thế, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành sẽ giảm bớt gánh nặng kẹt xe trên QL 51.

Đồng thời cũng vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa từ cụm 5 cảng biển lớn ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai và hàng chục khu và cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, đây còn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng của cả nước như đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tuyến Quốc lộ 51, đường sắt Thủ Thiêm, sân bay quốc tế Long Thành.

Ngoài ra, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực tập trung các đầu mối giao thông quan trọng như cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành trong tương lai.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dần thành hình (19.04.2022)

Sau 2 năm thi công, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dần thành hình, nhiều đoạn đã thảm nhựa, làm cầu vượt, dự kiến xong trong năm 2025.

Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, khởi công tháng 9/2020, tổng chi phí hơn 12.500 tỷ đồng, hiện đạt 38,5% tiến độ, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.

Sau 19 tháng thi công, đoạn đầu kết nối với cao tốc Dầu Giây - TP HCM thuộc huyện Thống Nhất (Đồng Nai) dần hiện rõ trục đường. Đây là nút giao quan trọng trong tổng 6 nút của cao tốc này.
Phần cao tốc đi qua tỉnh Đồng Nai dài khoảng 52 km, với nhiều đoạn cao tốc đã trải thảm nhựa. Theo thiết kế, chiều rộng mặt đường hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h.

Ban điều hành dự án cho biết toàn tuyến cơ bản đã liền mạch, chỉ còn một số điểm như nút giao, cầu vượt, đường điện cao thế…
Toàn tuyến có 65 cầu với 18 cầu trên cao tốc và 47 cầu vượt. Cầu vượt dân sinh thuộc xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ, được thi công cơ bản hoàn thành, chiều 18/4.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thắng cho biết gói thầu đi qua xã Xuân Quế, hai bên đều là rừng cao su, nền đất đỏ khá mềm, phải sử dụng nguồn nguyên liệu đất từ nơi khác đến đắp nền.
Cùng ngày, tại đoạn qua xã Hàng Gòn (TP Long Khánh), xe lu liên tục di chuyển để thảm nhựa đường cao tốc.
Cách đó khoảng 30 km, đoạn đi qua xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc), dự án đang được thảm nhựa, hàng chục xe cơ giới liên tục ra vào công trình.

Trên toàn tuyến, các nhà thầu đã triển khai đồng bộ 69 mũi thi công, huy động 767/930 máy móc thiết bị, làm việc 3 ca/ngày.
Ở đoạn ven hồ Gia Măng (huyện Xuân Lộc) là công trường thi công hệ thống thoát nước của cao tốc, với hai mố cầu đang được xây dựng.
Ở một đoạn khác thuộc xã Xuân Tâm, hơn chục công nhân tiến hành đúc dầm cầu vượt.
Trên mặt cầu vượt cạnh đó, công nhân làm các khung sắt trước khi đổ bê tông. "Đây là dự án trọng điểm quốc gia nên chúng tôi luôn cố gắng làm việc nghiêm túc, khoa học theo yêu cầu của chủ đầu tư", anh Tâm, 18 tuổi (mũ trắng) cho biết.

Đoạn đi qua xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), công nhân tất bật thi công mặt đường, gia cố xi măng và rải cấp phối đá dăm.
Nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với quốc lộ 1A trên huyện Xuân Lộc đang dần "lộ diện". Hiện trạng mặt cao tốc dần hình thành và kết nối các mũi thi công với nhau.

Cao tốc đi qua núi Chứa Chan (tên gọi khác là Gia Ray hay Gia Lào), cao hơn 830 m, được ví là "nóc nhà" của Đồng Nai, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, năm 2012.
Một đoạn cao tốc đi qua thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đang thi công nền đường, trưa 18/4.
Một số khó khăn về nguồn vật liệu đắp nền đường, biến động giá vật liệu, thời tiết bất lợi, Covid-19, chậm bàn giao mặt bằng… là nguyên nhân khiến cao tốc qua đoạn này chậm tiến độ. Tuy nhiên, các nhà thầu cam kết hoàn thành dự án trong năm nay sau nhiều đốc thúc từ Bộ Giao thông Vận tải.
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và các tuyến cao tốc khác
Cao tốc khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ TP HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết - Mũi Né còn 2-2,5 tiếng thay vì 4-5 tiếng đi trên quốc lộ 1. Cao tốc góp phần kết nối sân bay Long Thành, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP HCM - Long Thành - Phan Thiết.

(Nguồn: https://vnexpress.net/cao-toc-phan-thiet-dau-giay-dan-thanh-hinh-4452979.html)

Tuyến xe buýt Ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất - Bến xe Vũng Tàu đón khách từ ngày 18-04-2022

Để kết nối thuận tiện việc đi xe buýt cho hành khách khi đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), 2 tuyến xe buýt sẽ được vào ga quốc nội đón, trả khách thay vì chỉ thực hiện việc này ở ga quốc tế như trước đây.

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết từ ngày 18-4, trung tâm điều chỉnh 2 tuyến xe buýt đã hoạt động tại ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất trước đó được phép qua ga quốc nội để đón, trả khách.

Trước đó, 2 tuyến xe buýt có điểm đậu đón trả khách tại vị trí nhà chờ ga quốc tế là tuyến số 152 (có trợ giá) với lộ trình từ KDC Trung Sơn - sân bay Tân Sơn Nhất và tuyến số 72-1 (không trợ giá) với lộ trình sân bay Tân Sơn Nhất - bến xe Vũng Tàu.

Lộ trình điều chỉnh cụ thể như sau:

- Tuyến 152 (KDC Trung Sơn - sân bay Tân Sơn Nhất): Sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - đường Phạm Hồng Thái - đường Nguyễn Thị Nghĩa - đường Nguyễn Thái Học - đường Trần Hưng Đạo - đường Nguyễn Văn Cừ - cầu Nguyễn Văn Cừ - đường Dương Bá Trạc - đường 9A - chỗ đậu xe buýt cuối đường số 10 - KDC Trung Sơn.

- Tuyến 72-1 (Sân bay Tân Sơn Nhất - bến xe Vũng Tàu): Sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn - xa lộ Hà Nội - đường Mai Chí Thọ - đường cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây - quốc lộ 51 - đường Võ Nguyên Giáp - đường 30-4 - đường Nguyễn An Ninh - đường 2-9 - đường Lê Hồng Phong - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - bến xe Vũng Tàu.
Thông tin tuyến Xe buýt 72-1: Sân bay Tân Sơn Nhất -Cao Tốc - Bến xe Vũng Tàu
Loại hình: Tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề không trợ giá.

a. Thời gian hành trình một chuyến xe: 165 phút.

b. Chủng loại phương tiện: Từ 17 ghế đến 29 ghế

c. Số xe hoạt động và dự phòng trong ngày: 14 xe hoạt động; 2 xe dự phòng.

d. Tổng số chuyến hoạt động trong ngày:
- Giai đoạn 1: 28 chuyến xe.
- Giai đoạn 2: 56 chuyến xe.

e. Thời gian hoạt động trong ngày:
- Giai đoạn 1:
+ Tại sân bay Tân Sơn Nhất: Chuyến đầu tiên xuất bến lúc 07 giờ 15 phút; Chuyến cuối cùng xuất bến lúc 23 giờ 05 phút.

+ Tại bến xe Vũng Tàu: Chuyến đầu tiên xuất bến lúc 04 giờ 45 phút; Chuyến cuối cùng xuất bến lúc 20 giờ 15 phút.

- Giai đoạn 2:
+ Tại sân bay Tân Sơn Nhất: Chuyến đầu tiên xuất bến lúc 06 giờ 30 phút; Chuyến cuối cùng xuất bến lúc 23 giờ 05 phút.

+ Tại bến xe Vũng Tàu: Chuyến đầu tiên xuất bến lúc 04 giờ 00 phút; Chuyến cuối cùng xuất bến lúc 20 giờ 15 phút.

g. Giá vé:
+ Hành khách đi dưới ½ cự ly tuyến: 80.000 đồng/người.

+ Hành khách đi từ ½ cự ly tuyến trở lên: 160.000 đồng/người.
(Mốc ½ cự ly tuyến được xác định tại ranh giới tỉnh Đồng Nai và Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Trước đó, ngày 3-3, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã lý giải về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chèo kéo hành khách, ép giá đi xe tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có nói đến việc thiếu lái xe, phương tiện do dịch COVID-19 và việc phối hợp điều phối phương tiện phục vụ chưa kịp thời.

Sở Giao thông vận tải TP giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng chủ động phối hợp cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thống nhất bố trí xe buýt vào đón khách ở làn B tại ga quốc nội.

Bà Rịa- Vũng Tàu chi 670 tỷ giải phóng mặt bằng làm cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu (13.04.2022)

Địa phương sẽ chi 670 tỷ đồng, trong tổng số 1.333 tỷ đồng giải phóng mặt bằng đoạn 19,5 km cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu qua địa phận tỉnh này.

Nội dung được thông qua tại kỳ họp HĐNĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 12/4.

Động thái của tỉnh đưa ra sau khi dự án tuyến đường được Thủ tướng chấp thuận đầu tư bằng ngân sách nhà nước. Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) dài 53,7 km, quy mô 4-6 làn xe, tổng mức đầu tư 17.837 tỷ đồng, dự kiến khởi công đầu năm sau và hoàn thành năm 2025.
Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị chia cao tốc thành 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 và 2 dài 34,2 km thực hiện tại Đồng Nai, với tổng kinh phí 12.647 tỷ đồng. Đoạn còn lại thực hiện tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 5.190 tỷ đồng.

Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 1.333 tỷ đồng. Địa phương cam kết bố trí 50% vốn từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để cùng tham gia dù ngân sách đang gặp khó khăn do tỷ lệ điều tiết giảm từ 64% xuống 56%.

Liên quan công tác giải phóng mặt bằng cao tốc này, UBND tỉnh Đồng Nai mới đây dự kiến thu hồi 373 ha đất, bố trí tái định cư hơn 2.000 hộ dân ở những nơi dự án đi qua.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là một trong ba dự án cao tốc được Chính phủ đưa vào danh mục thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu vận tải cấp bách của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Khi hoàn thành, cao tốc sẽ chia sẻ lưu lượng xe với quốc lộ 51, góp phần kết nối TP HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

(Nguồn: https://vnexpress.net/ba-ria-vung-tau-chi-670-ty-giai-phong-mat-bang-lam-cao-toc-4450612.html)

Ba dự án thành phần của cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu quy mô thế nào?(13.04.2022)

Dự án thành phần 1 (từ Km0-Km16) có chiều dài 16km và dự án thành phần 2 (từ Km16-Km34+200) có chiều dài 18,2km qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Riêng dự án thành phần 3 (Km34+200-Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km sẽ nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chiều 12/4, kỳ họp thứ Sáu (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua 2 nghị quyết quan trọng. Trong đó có nghị quyết Cân đối bố trí vốn ngân sách cấp tỉnh để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án thành phần 3 thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Trình bày tờ trình tại kỳ họp, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (giai đoạn 1) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vào ngày 23/9/2021. Do đó, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không cân đối vốn ngân sách địa phương cho dự án này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải bố trí tối thiểu 666,5 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu qua địa bàn tỉnh.
Đến ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận thực hiện đầu tư dự án này theo phương thức đầu tư công theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải. Ngày 18/3, Bộ Giao thông Vận tải có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Theo đó, dự án có tổng chiều dài 53,7km. Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 17.837 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị phân chia dự án thành 3 dự án thành phần.

Trong đó, dự án thành phần 1 (từ Km0-Km16) có chiều dài khoảng 16km qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự án thành phần 2 (từ Km16-Km34+200) có chiều dài khoảng 18,2km kết nối với đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, tuyến kết nối sân bay Long Thành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Riêng dự án thành phần 3 (Km34+200-Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 1.333 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải bố trí tối thiểu 666,5 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cam kết bố trí 670 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tham gia cùng ngân sách Trung ương thực hiện dự án thành phần 3 thuộc dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói rằng, đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu là đường huyết mạch, mở ra kết nối hạ tầng không chỉ cho tỉnh mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dự án ban đầu có chiều dài khoảng 70km từ Biên Hòa đến Vũng Tàu. Tuy nhiên, qua nhiều lần điều chỉnh về quy mô thì dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu chỉ còn 53,7km từ Biên Hòa đến Km53+700 giao với quốc lộ 56 thuộc TP.Bà Rịa.

(Nguồn: https://tienphong.vn/ba-du-an-thanh-phan-cua-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-quy-mo-the-nao-post1430277.tpo)

Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển mục đích sử dụng 0,26 ha rừng để làm cầu Phước An (12.04.2022)

Cầu Phước An có chiều dài 4,3km, trong đó phần cầu vượt sông Thị Vải dài 3.514m, còn lại là đường dẫn. Phần tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị có vận tốc 70km/h, nối thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.

Tại kỳ họp thứ Sáu (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vào chiều 12/4, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 2 nghị quyết Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án cầu Phước An, thị xã Phú Mỹ.

Theo đó, HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với diện tích 0,26 ha rừng trồng tại các lô 1a và 2a thuộc khoảnh a, tiểu khu 1, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ để thực hiện dự án cầu Phước An.
Phối cảnh cầu Phước An
Dự án cầu Phước An là công trình giao thông cấp đặc biệt do UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp quyết định đầu tư. Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải. Tổng diện tích dự án là 13,19 ha, trong đó phạm vi thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là 4,67 ha.

Cầu Phước An có chiều dài 4,3km, trong đó phần cầu vượt sông Thị Vải dài 3.514m, còn lại là đường dẫn. Phần tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị có vận tốc 70km/h.

Theo thiết kế, phần cầu dẫn có chiều rộng 23,5m; cầu chính rộng 25m gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Tháp cầu trụ chính cầu Phước An làm bằng bêtông cốt thép vuốt cong vào giữa tạo kiến trúc, hình dạng “Ngọn lửa - Cánh buồm” theo phương án kiến trúc đã được phê duyệt. Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cho biết, công trình sẽ khởi công khi được bố trí vốn và hoàn thành công trình sau 5 năm thi công.

Hơn 10 năm qua, hệ thống cảng biển container nước sâu Cái Mép-Thị Vải đã đi vào hoạt động nhưng mới chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế. Một trong những nguyên nhân là cảng này thiếu kết nối giao thông với các tỉnh thành miền Đông và miền Tây.

Do đó, cầu Phước An có ý nghĩa quan trọng nhằm kết nối cao tốc Bến Lức-Long Thành với khu vực Cái Mép - Thị Vải, giúp việc vận chuyển hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực lân cận đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải nhanh chóng hơn. Thuận lợi về giao thông kết nối sẽ giúp Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế hơn để thu hút nguồn hàng về cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, qua đó phát huy thế mạnh từ kinh tế cảng biển.

Trước đó, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký văn bản gửi Bộ Tài nguyên Môi trường xin ý kiến hướng dẫn xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án cầu Phước An ở thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.

Theo đó, cầu Phước An là dự án giao thông trọng điểm thuộc nhóm A, tổng mức đầu tư là 4.879 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương hỗ trợ, thời gian thực hiện giai đoạn từ năm 2021-2025. Hiện tại, dự án đã được HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 35 ngày 4/8/2020.
Kiến trúc dự án cầu Phước An
Vị trí dự án đi qua 2 địa bàn là thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất phải thu hồi là 13,18 ha, trong đó diện tích thu hồi thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 4,67 ha. Công tác lập bản đồ địa chính, thủ tục thu hồi đất, giao đất của 2 địa phương đang được Ban Quản lý dự án Giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải thực hiện và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định.

Tuy nhiên, dự án cầu Phước An lại đang gặp khó trong việc bồi thường tái định cư vì phải thu hồi đất ở nhiều tỉnh, thành. Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khoản 1 Điều 17 Nghị định số 47 chỉ quy định bộ, ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh nơi có đất thu hồi xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư mà không quy định trường hợp dự án do cấp tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư như dự án cầu Phước An nên không xác định được cơ quan, đơn vị nào sẽ xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Vì vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với dự án cầu Phước An.

(Nguồn: https://tienphong.vn/ba-ria-vung-tau-chuyen-muc-dich-su-dung-0-26-ha-rung-de-lam-cau-phuoc-an-post1430281.tpo)

Hai liên danh xin được chỉ định thầu để làm cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (31.03.2022)

TPO - Hai liên danh này gồm 3 doanh nghiệp là Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng, Công ty CP Him Lam và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Cả 2 liên danh đều xin rút ngắn tiến độ dự án ít nhất 3-6 tháng và tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu.

Ngày 31/3, Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC) cho biết, đã có 2 văn bản xin được chỉ định làm tổng thầu xây lắp đối với dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Cụ thể, trong văn bản 26/LD DIC-HIMLAM, DIC thay mặt cho liên danh DIC-Công ty CP Him Lam gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư xin được chỉ định làm tổng thầu xây lắp đối với dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Trong liên danh này, DIC sẽ làm thành viên đứng đầu liên danh.

Nếu được Thủ tướng giao làm tổng thầu dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng tàu, hai đơn vị này thống nhất cùng đảm nhận thi công và hoàn thiện 50% giá trị công trình. Hai bên cũng cam kết không được chuyển nhượng quyền lợi và trách nhiệm theo thỏa thuận liên danh cho thành viên thứ ba nếu chưa có sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong liên danh.

Liên danh DIC-Him Lam xin rút ngắn tiến độ dự án ít nhất 3 tháng và tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu, nhưng không bao gồm chi phí dự phòng. Theo DIC, liên danh này đã làm việc với các tổ chức tín dụng như Sacombank, LienVietPostBank để hỗ trợ tăng tính chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn thi công công trình.
Những công ty trong liên danh xin chỉ định thầu để làm cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đều là doanh nghiệp có tên tuổi, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
Cũng gần như cùng lúc, DIC lại tiếp tục thay mặt cho liên danh DIC-Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) ký văn bản số 16/LD DIC-HBC gửi Thủ tướng xin được giao làm tổng thầu xây lắp dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Liên danh DIC-HBC cũng cam kết rút ngắn tiến độ dự án từ 3-6 tháng và tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu, nhưng không bao gồm chi phí dự phòng.

Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 53,7 km. Dự án có điểm đầu tại vị trí giao cắt với quốc lộ 1 tránh TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại vị trí giao cắt với quốc lộ 56 thuộc TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Dự án được xây dựng theo quy mô 4-6 làn xe cao tốc.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là khoảng 17.837 tỷ đồng, gồm chi phí xây dựng, thiết bị là 8.306 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 997 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư là 6.629 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 1.905 tỷ đồng. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công và vốn chương trình phục hồi kinh tế xã hội.

Mới đây, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chấp thuận nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu để trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Theo Bộ GTVT, nên phân chia dự án thành 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 (Km0-Km16) với chiều dài khoảng 16km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.240 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 (Km16-Km34+200) với chiều dài khoảng 18,2km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.407 tỷ đồng. Dự án thành phần 3 (Km34+200-Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng.

Dự kiến, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu 2024 và cơ bản hoàn thành trong năm 2025.

(Nguồn: Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/hai-lien-danh-xin-duoc-chi-dinh-thau-de-lam-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-post1427385.tpo)

Giá đất tăng 'phi mã', tiết kiệm 5 năm không mua nổi miếng đất quê

Giá đất vùng ven nhiều tỉnh đang diễn ra sôi động và liên tục tăng giá, không ít người dù đi làm tại thành phố sau nhiều năm tiết kiệm vẫn không đủ mua một mảnh đất ở quê.

Chị Dung (quê Nam Định) cho biết, chị tốt nghiệp ra trường đi làm cũng đã gần 10 năm. Hai vợ chồng chị thu nhập mỗi tháng khoảng 30 triệu đồng. Sau khi lập gia đình chị luôn nung nấu ý định mua nhà Hà Nội để gia đình có không gian sống tốt hơn, vợ chồng chị cũng yên tâm “lạc nghiệp”.

Trong tay chị hiện đang có khoảng gần 1 tỷ đồng, nhưng giá nhà Hà Nội ngày càng tăng phi mã, giá chung cư hay nhà tập thể cũ cũng nóng dần lên trong thời gian gần đây. Những căn hộ nhỏ 2 phòng ngủ ở vùng ven bây giờ cũng phải tầm 1,5-1,7 tỷ đồng/căn. Gia đình 2 bên đều khó khăn nên không thể hỗ trợ. Số tiền còn thiếu anh chị cũng không dám vay ngân hàng vì sợ áp lực trả nợ khiến gia đình lục đục. Giấc mơ có nhà Hà Nội của chị chưa biết bao giờ mới thành hiện thực.

Chị bàn với chồng hay dùng số tiền đó mua một miếng đất ở quê để đầu tư, khi nào đất lên thì bán đi lấy tiền mua chung cư ở Hà Nội, dù sao thì giá đất nền cũng tăng nhanh hơn chung cư.
Sốt đất, mảnh đất quê khi xưa tưởng không có giá trị nay cũng tăng giá.
Đợt vừa rồi về quê ăn giỗ, chị nghe hàng xóm kháo nhau giá đất đang tăng lên chóng mặt. Thỉnh thoảng lại thấy người vào xóm hỏi xem có nhà ai bán đất không. Mảnh đất trong ngõ trước chỉ 5-7 triệu/m2 thì nay đã tăng lên 15-18 triệu/m2, đất mặt đường nhựa là 20-25 triệu/m tùy vị trí.

Chị cũng nghĩ giá đất tăng nhưng không ngờ lại tăng phi mã như vậy. Mảnh đất 90m2 mặt đường trước cửa nhà chị trước kia chủ nhà rao giá gần 950 triệu không ai mua mà chỉ sau 1 năm, qua tay vài nhà đầu tư (môi giới bđs) miếng đất đã được sang tên chủ mới với giá 1,7 tỷ đồng.

Như vậy với số tiền 1 tỷ đồng, vợ chồng chị không thể mua được mảnh đất đẹp mặt đường có khả năng sinh lời cao, mà chỉ mua được đất trong ngõ hoặc diện tích nhỏ.

Còn anh Thịnh (sinh năm 1990, quê Bắc Giang) cho biết, năm 2013 anh tốt nghiệp đại học tại Hà Nội và đi làm với mức lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng. Mức lương này chỉ đủ để anh chi tiêu sinh hoạt và gửi về quê nên chưa có tiền tích lũy.

5 năm sau với kinh nghiệm trong tay, mức lương của anh tăng dần lên 15 triệu rồi 20 triệu/tháng. Lúc này anh mới tính đến việc tiết kiệm để mua nhà, lấy vợ. Hiện tại anh có trong tay khoảng 600 triệu đồng. Với số tiền này anh cũng chưa dám nghĩ đến việc mua nhà hay đất bởi nó chẳng thấm vào đâu với giá nhà đất đang lên cơn sốt như hiện nay.
Giá đất tăng phi mã, không ít người dù đi làm tại thành phố sau nhiều năm tiết kiệm vẫn không đủ mua một mảnh đất đẹp ở quê.
Đợt Tết vừa rồi về quê, anh Thịnh rất ngỡ ngàng khi mới chỉ trong 2 năm giá đất ở quê có mảnh đã tăng từ 3 đến 5 lần. Các nhà đầu tư xuất hiện tại nông thôn khiến tình hình giao dịch đất đai ở làng trên xóm dưới trở nên nhộn nhịp. Đi tới đâu cũng râm ran chuyện mua bán đất.

Có những mảnh đất nằm trong đường ngõ trước kia tưởng như không có giá trị thì nay cũng lên đến 5 - 7 triệu đồng/m2. Có mảnh đất đấu giá ở dự án khu đô thị cũng lên tới 25-30 triệu đồng/m2.

Nhiều người trong làng trước kia chỉ làm nông nghiệp, kinh tế khó khăn nhưng sau khi bán đất, họ đã có tiền tỷ trong tay để xây lại nhà cửa khang trang, đẹp đẽ. Bạn bè cùng trang lứa ở quê đều đã yên bề gia thất khiến bố mẹ anh càng sốt ruột và lo lắng. Bố mẹ còn khuyên anh hay về quê xin việc, nhà đất của ông bà ở quê cũng rộng rãi, thoải mái, đỡ phải lo mua nhà mua cửa. Bởi với tình hình giá đất leo thang như vậy, không biết đến bao giờ anh mới có mảnh đất “cắm dùi”.

Một số chuyên gia bất động sản cho rằng, thời gian qua tốc độ đô thị hóa ở nhiều khu vực nông thôn diễn ra mạnh mẽ, kết hợp với hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng được mở ra đã tác động mạnh đến sự phát triển của bất động sản. Theo đó, giá đất đã tăng mạnh, nhiều vùng quê trước kia giá đất chỉ vài trăm nghìn đồng/m2 thì nay có nơi đã đến vài chục triệu đồng/m2.

"Hệ quả là khi giá đất thiết lập một mặt bằng mới, vượt xa thu nhập của người dân và không ít người dù có nhu cầu ở thực cũng không thể mua nổi đất", một vị chuyên gia nhận định.

(Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/thi-truong/gia-dat-tang-phi-ma-tiet-kiem-5-nam-khong-mua-noi-mieng-dat-que-826831.html)

Tintuc