Hiển thị các bài đăng có nhãn QuyHoachPhuMy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn QuyHoachPhuMy. Hiển thị tất cả bài đăng

Chờ những dự án lớn thúc đẩy cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có đặc trưng đầy đủ của kinh tế biển Việt Nam và với ưu thế cảng container nước sâu, tỉnh này vẫn xác định cảng biển sẽ là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế.
Sáng 23-9, tại TP Bà Rịa, phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII đã diễn ra. Ngày 24-9, đại hội chính thức khai mạc và kết thúc vào chiều 25-9.
Tàu container trọng tải gần 200.000 tấn cập cảng Cái Mép - Thị Vải
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định cảng biển vẫn là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh này cùng với công nghiệp, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

Cụ thể, trong nhiệm kỳ vừa qua, Cái Mép - Thị Vải (thị xã Phú Mỹ) thuộc nhóm cảng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới với lượng hàng qua cảng đạt gần 9%/năm, tàu container cập cảng ở đây từ 9 chuyến/tuần vào năm 2015 tăng lên 24 chuyến/tuần vào năm 2020.

Đáng chú ý, Cái Mép - Thị Vải là một trong 21 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000 tấn.
Nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu về hệ thống giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ
Báo cáo chính trị của tỉnh này cũng nhìn nhận hàng hóa thông qua cảng biển tăng cao nhưng lượng hàng container cũng mới chỉ đạt 53% công suất thiết kế. Các dự án hạ tầng giao thông kết nối quan trọng như cầu Phước An, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu triển khai chậm, "hệ sinh thái" cho dịch vụ logistics còn ít,…

Việc này đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và hiệu quả của cụm cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải.
Bản đồ hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Do đó, trong nhiệm kỳ tới, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục kế thừa và phát triển cảng biển, trong đó tập trung đầu tư và hoàn thiện hạ tầng với những dự án lớn kết nối đa phương thức, kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trước đại hội VII, những khó khăn, vướng mắc của dự án giao thông kết nối lớn như cầu Phước An, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được tháo gỡ. Đáng chú ý, mới đây, tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, các nhà đầu tư của Liên minh châu Âu mong muốn được đầu tư 1 tỉ USD vào dự án Trung tâm logistics Cái Mép Hạ (thị xã Phú Mỹ).
Con người là trung tâm của sự phát triển
Có 347 đại biểu dự Đại hội đại biểu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII, trong đó 40 đại biểu đương nhiên, 307 đại biểu được bầu từ các đảng bộ trực thuộc.

Ông Nguyễn Văn Xinh, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết văn kiện trình tại đại hội lần này có sự đóng góp ý kiến của gần 3.000 lượt nhân dân, cán bộ, đảng viên. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã tổ chức 23 hội thảo cũng như tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các bộ ngành trung ương.

Quan điểm phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là "lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, lấy mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là minh chứng cho sự tận tâm, trách nhiệm".

(theo tuoitre.vn) 

Xây cầu Phước An gần 5.000 tỉ đồng, nối cảng Cái Mép - Thị Vải với cao tốc

 Chiều 4-8-2020, tại kỳ họp thứ 17, khóa VI, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt chủ trương xây cầu Phước An với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỉ đồng. Cầu Phước An là cây cầu quan trọng để kết nối cảng biển Cái Mép - Thị Vải với cao tốc phía Nam.

Phối cảnh cầu Phước An
Trong nghị quyết được phê duyệt, kinh phí xây cầu Phước An từ vốn của ngân sách tỉnh gần 2.900 tỉ đồng, ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 2.000 tỉ đồng. Dự án này đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình và đã được Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh này thẩm tra.

10 năm qua, hệ thống cảng biển container nước sâu Cái Mép - Thị Vải đã đi vào hoạt động nhưng mới chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế. Một trong những nguyên nhân là cảng này thiếu kết nối giao thông với các tỉnh thành miền Đông và miền Tây. 

Việc đầu tư xây dựng cầu Phước An là rất quan trọng để kết nối đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với các đường cao tốc liên vùng phía Nam và đường cao tốc Bắc - Nam. Từ đây, mới có thể khai thác hết ưu thế nước sâu của cảng Cái Mép - Thị Vải cũng như phát triển dịch vụ logistics và các khu công nghiệp.
Vị trí sẽ làm cầu Phước An - tức điểm cuối của đường liên cảng Cái Mép- Thị Vải đã được đầu tư xây dựng xong
Cầu Phước An là điểm cuối của đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải đã được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư xong. Cầu này bắc qua sông Thị Vải để sang địa phận huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), từ đó nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Vị trí cầu Phước An trên bản đồ
Cách đây hơn 10 năm, khi bắt đầu hình thành cảng Cái Mép - Thị Vải, chính quyền Bà Rịa - Vũng Tàu đã có chủ trương xây cầu Phước An để kết nối cảng với các tỉnh thành lân cận. Thế nhưng, dự án này gặp nhiều vướng mắc, trở ngại về nguồn vốn. 

Cụ thể trước đây, chủ trương để xây cầu Phước An là bằng vốn đầu tư ODA Nhật Bản và đối tác công tư. Đến 2018, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hồi chủ trương đầu tư dự án cầu Phước An theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) chuyển sang hình thức đầu tư bằng ngân sách nhà nước.

Mới đây dự án này cũng gặp vướng mắc về hướng tuyến của cầu vì liên quan đến đất, đến quy hoạch của phía Đồng Nai. Cuối tháng 5-2020, trước khi chủ trì hội nghị phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát vị trí xây cầu để tháo gỡ. 

Đến đầu tháng 7, lãnh đạo hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai đã làm việc với bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để gỡ vướng. Các bên thống nhất dời cầu lên phía thượng lưu thêm 150 mét so với vị trí mà Bà Rịa - Vũng Tàu đã báo cáo trước đây.
Một góc khác phối cảnh cầu Phước An.
Ông Nguyễn Văn Trình - giám đốc Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép -Thị Vải (đại diện chủ đầu tư) - cho biết sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, ban sẽ đấu thầu tư vấn thiết kế, sau đó lập dự án khả thi, tiếp đó sẽ đầu thầu thiết kế kỹ thuật và đấu thầu xây lắp. "Quan trọng nhất là chủ trương. Vốn có rồi. Những bước còn lại chỉ là theo quy định thủ tục", ông Trình nói.
Cầu Phước An dài hơn 3.500m, đường dẫn lên cầu dài 248m, đường dẫn kết nối với đường xuống cảng Phước An dài hơn 600m. Tĩnh không thông thuyền của cầu có cho tàu có trọng 30.000 tấn đi qua. Dự án cầu Phước An thuộc "nhóm A", với tổng mức đầu tư gần 4.900 tỉ đồng, trong đó, chi phí xây dựng hơn 3.750 tỉ đồng.
(Theo tuoitre.vn)

Thị xã Phú Mỹ tương lai gần là thành phố Phú Mỹ

Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị & nông thôn (đơn vị tư vấn) vừa báo cáo Chương trình phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030 với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo báo cáo, thị xã Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính, gồm 05 phường và 05 xã, với diện tích hơn 33.383ha, dân số tính đến năm 2017 có 158.314 người. Phú Mỹ là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ quan trọng của tỉnh; có vị trí đặc biệt quan trọng là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, là đầu mối giao thông giao lưu trong tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn bộ vùng phía Tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thị xã Phú Mỹ nhìn từ trên cao.
Chương trình phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở để xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển tập trung nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực phát triển đô thị theo hướng các quy hoạch được phê duyệt hướng tới tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2020, hoàn thiện dần các tiêu chí hướng tới đô thị loại II trong tương lai.

Mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2025, cơ bản đạt các tiêu chí, chuẩn đô thị loại II và đạt yêu cầu để nâng cấp hành chính đô thị từ thị xã Phú Mỹ lên thành phố Phú Mỹ; giai đoạn đến năm 2030, tiếp tục hoàn chỉnh đô thị loại II và đạt các tiêu chí, chức năng, vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.

Theo định hướng điều chỉnh quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, thị xã Phú Mỹ bao gồm các khu chức năng như: Khu công nghiệp cảng, bố trí dọc theo sông Thị Vải, phát triển theo hướng của Trung ương; khu dân dụng hình thành 6 khu đô thị với tổng quy mô 6.644ha gồm: Khu đô thị Phú Mỹ có diện tích 1.382ha, khu đô thị Mỹ Xuân có diện tích 1.625ha, khu đô thị Phước Hòa có diện tích 1.081ha, khu đô thị Hắc Dịch có diện tích 1.172ha, khu đô thị Tóc Tiên có diện tích 378ha, khu đô thị Tân Hải có diện tích 1.006ha.

Đơn vị tư vấn đề xuất lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ gồm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2020 - 2025), tập trung đầu tư, cải tạo chỉnh trang khu vực phát triển đô thị trung tâm, gồm 4 khu vực: Khu đô thị Phú Mỹ, khu đô thị Mỹ Xuân, khu đô thị Phước Hòa và KĐT Hắc Dịch. Giai đoạn 2 (sau năm 2026 - 2030), tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đô thị nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu của đô thị loại III, hướng tới các tiêu chí đô thị loại II; hoàn chỉnh không gian các khu đô thị trung tâm, khu dân cư trong khu đô thị Tóc Tiên, Châu Pha, Hắc Dịch; giữ gìn và phát huy giá trị cảnh quan, không gian các xã ngoại thị theo hướng bền vững; hoàn thiện các dự án xây dựng khu dân cư, khu tái định cư thuộc các xã Hắc Dịch, xã Tân Hòa - Tân Hải và xã Mỹ Xuân.
(theo Báo điện tử Bộ Xây Dựng)

Hướng đến “thành phố cảng”, thị trường BĐS Phú Mỹ đang có gì?

Theo quy hoạch phát triển, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến năm 2030 sẽ phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, cảng biển – dịch vụ hậu cần cảng, hướng đến phát triển thành một “thành phố cảng” lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Lợi thế phát triển kinh tế từ cảng biển

Theo nhiều chuyên gia, không thể phủ nhận, Phú Mỹ đang sở hữu được nhiều lợi thế vượt trội để trở thành “Thành phố Cảng'” hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai. Định hướng đến năm 2030 nơi đây sẽ phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, cảng biển – dịch vụ hậu cần cảng, góp phần vào việc thay đổi diện mạo kinh tế- xã hội của khu vực cũng như cả nước. Trong đó, sẽ có sự thay đổi đáng kể về thị trường bất động sản - vốn là thị trường mới đang nổi lên những năm gần đây.

Từ trước đến nay, sự chú trọng về đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển cảng biển ở các quốc gia Châu Á như Cảng Thượng Hải (Trung Quốc); Cảng Singapore (Singapore), Cảng Busan (Hàn Quốc)…đã mang lại danh hiệu số một trên toàn thế giới cho khu vực châu Á về qui mô cũng như số lượng hàng hóa bốc dỡ tại cảng, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế khu vực, vượt qua những đối thủ mạnh khác như châu Âu và Bắc Mỹ.

Phú Mỹ ( Bà Rịa - Vũng Tàu) được kì vọng trở thành "thành phố cảng” lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á kéo theo sự thay đổi diện mạo của các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có Bất động sản

Việt Nam đã và đang có những bước tiến triển vượt bậc trong việc xây dựng, vận hành cảng biển quốc tế trong những năm gần đây. Sự hiện diện của cảng biển như Hải Phòng, Vân Đồn, cảng Tp.HCM…đều là những nơi có kinh tế phát triển vượt trội, đóng góp rất lớn vào nền kinh tế khu vực. Theo các chuyên gia, cảng biển ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và đem lại nguồn lợi kinh tế “khổng lồ” cho đất nước. Trong đó, các ngành nghề liên quan tại khu vực sẽ vì thế phát triển theo.

Sắp tới đây, “thành phố cảng” Phú Mỹ hình thành sẽ tiếp tục ghi dấu ấn trong câu chuyện kinh tế, xã hội khu vực này. Chiến lược “thành phố cảng” dựa trên lợi thế hiếm hoi về mặt vị trí của địa phương này. Cụ thể, Phú Mỹ hiện là trung tâm cửa ngõ giao thương của hàng chục tuyến đường trọng điểm. 

Sự đồng bộ từ 4 tuyến giao thông: Thủy – Bộ - Không – Sắt là điểm nhấn của khu vực này. Bên cạnh đó, nơi đây sở hữu cụm cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép, với 35 bến cảng, đứng thứ 19 trên thế giới. 

Đây còn là cụm cảng duy nhất ở Việt Nam có các chuyến tàu chở container đi trực tiếp đến châu Âu, châu Mỹ mà không phải trung chuyển qua nước thứ 3, và còn là vị trí kết nối nhanh chóng đến các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Cảng nằm trong nhóm các cảng tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, cao thứ 6 trên thế giới và cao nhất khu vực Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định, trong 5 năm tới, Phú Mỹ sẽ sánh ngang Hải Phòng và tương lai sẽ trở thành Busan, Thượng Hải tại Việt Nam. 

Thị trường BĐS ăn theo hạ tầng, KCN

Song song với câu chuyện “Thành phố Cảng” thúc đẩu kinh tế - xã hội, mở ra cơ hội phát triển thị trường nhà đất thì các tuyến đường bộ đã và đang hình thành là lợi thế của khu vực này.

Được chính quyền chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, Phú Mỹ đã mở rộng những tuyến đường lớn, nhằm kết nối thuận tiện với các vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam như: Tuyến quốc lộ 51 đi qua 15 khu công nghiệp trong tỉnh; quốc lộ 56 rút ngắn thời gian vận chuyển từ các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải ra tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và quốc lộ 1 đến các khu vực kinh tế trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cả khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, đường vành đai 4, vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, đường cao tốc xuyên Á đã và đang hoàn thiện là yếu tố giúp kết nối giao thương cho địa phương. Đặc biệt, sân bay quốc tế Long Thành là cú hích lớn đem lại tiềm năng cho toàn khu vực trong đó có Phú Mỹ. Theo các chuyên gia, lợi thế hạ tầng đang thuộc về Phú Mỹ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường Bất động sản (BĐS) nơi đây.

Nhà đầu tư cá nhân bắt đầu tìm đến các dự án Bất động sản hạ tầng hoàn thiện, có sổ để đón sóng hạ tầng khu vực

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Phú Mỹ đã hình thành 9/10 khu công nghiệp và 3/5 cụm công nghiệp đang hoạt động với quy mô gần 5.000ha. Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động như Cụm KCN Châu Đức, KCN Phú Mỹ, KCN Mỹ Xuân, KCN Cái Mép, KCN Đông Xuân, KCN Cửa Lò…Hằng năm thu hút lượng lớn lượt lao động vào khu vực sinh sống và làm việc. Theo báo cáo của văn phòng UBND tỉnh, khu vực này hiện có hơn 80 nghìn lao động, tăng 20% so với năm 2017. Trong đó, lao động đến từ các địa phương khác chiếm đến 90%. Như vậy, đây là nguồn cầu rất lớn cho thị trường BĐS trong tương lai.

Theo ghi nhận, Hắc Dịch là trung tâm Phú Mỹ với những cụm công nghiệp lớn bao quanh, hạ tầng hoàn thiện đang là khu vực được giới đầu tư BĐS quan tâm suốt thời gian qua. Lợi thế lớn nhất của khu vực này là giá BĐS còn mềm hơn so với các khu vực khác, chỉ dao động khoảng 6-8 triệu đồng/m2. 

Cho nên, khi xuất hiện dự án mới tại khu vực này lập tức đón nhận dòng tiền của NĐT. Tìm hiểu được biết, hiện khu vực Hắc dịch có một số dự án mới chuẩn bị bung ra thị trường sau thời điểm dịch Covid-19 đang được khách hàng đặt giữ chỗ khá tốt. Hầu hết các dự án này đã ra sổ từng nền, hạ tầng hoàn thiện nên được người mua quan tâm.

Như vậy để thấy, với định hướng phát triển thành “thành phố cảng”, thị trường Bất động sản Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã đang hình thành những xu hướng mới về dự án cũng như hạ tầng để bắt kịp với những quy hoạch trong tương lai. Trong đó, nổi bật là những dự án theo xu hướng sinh thái, lấy thiên nhiên trù phú làm nền tảng để phát triển dài hạn. 

Theo một Chủ đầu tư hiện có dự án tại khu vực, lợi thế rõ nhất của khu vực này là địa phương giao thoa giữa Bà Rịa - Vũng Tàu với Long Thành (Đồng Nai) nên được thừa hưởng hầu như gần hết các giá trị về mặt tiện ích xã hội, hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang có kế hoạch triển khai. Chính vì thế, BĐS nơi đây đang hút mạnh các NĐT cá nhân vào đón sóng hạ tầng. Khoảng 2 năm nay, trung bình giá đất tại đây tăng tầm 20% - 25% mỗi năm. 

Tuy vậy, theo các chuyên gia, sau thời điểm dịch Covid-19 dòng tiền của NĐT sẽ có xu hướng an toàn, chỉ mạnh dạn xuống tiền với các dòng sản phẩm đã có sổ, pháp lý rõ ràng. Những Chủ đầu tư nào đáp ứng được yếu tố pháp lý sẽ là lợi thế bán hàng tốt trong bối cảnh nguồn cung đang khá khan hiếm trên thị trường.
(nguồn báo cafef.vn)

Phó thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trước tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng và quá tải quốc lộ 51, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành liên quan đề xuất hình thức đầu tư, báo cáo Chính phủ trong tháng 12-2019.

Thông tin trên được đưa ra trong văn bản chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Phó thủ tướng chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay tình trạng kẹt xe trên quốc lộ 51 thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến nay đã trở nên thường xuyên. Thực trạng này gây ra khó khăn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là việc thu hút hàng hóa vào cảng Cái Mép - Thị Vải.

Không chỉ công nghiệp gặp khó khăn do tắc nghẽn giao thông, ngành du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị tác động. Khách du lịch từ TP.HCM cùng các tỉnh khác đến Vũng Tàu chủ yếu đi trên quốc lộ 51 đang ngày một quá tải...

Việc xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được nhiều người dân mong đợi để giải quyết tình trạng đang bước vào quá tải ở quốc lộ 51.

Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Tư pháp căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước để đề xuất hình thức đầu tư, bảo đảm tính khả thi và đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12-2019.
Theo đề xuất của đơn vị thiết kế là Tổng công ty Thiết kế giao thông - vận tải, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài gần 47km, trong đó đoạn qua địa bàn Đồng Nai dài 34km.

Điểm đầu cao tốc nối với tuyến đường tránh Biên Hòa (TP Biên Hòa) và điểm cuối nối với đường vào khu vực cụm cảng quốc tế Thị Vải - Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tổng mức khái toán vốn đầu tư dự án trong giai đoạn 1 dự kiến là 9.300 tỉ đồng, trong đó tiền bồi thường giải phóng mặt bằng gần 3.200 tỉ đồng.

Dự kiến đường cao tốc khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe (giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe) và thời gian thu phí cho giai đoạn 1 là 23 năm.

(Theo tuoitre.vn) 

Tra cứu quy hoạch đất đai Bà Rịa-Vũng Tàu trên điện thoại

Ngoài tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trực tiếp trên giao diện ứng dụng, người dân còn sử dụng định vị bằng GPS, tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất tại vị trí đang đứng.

Ngày 21/3, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa công bố vận hành ứng dụng cung cấp thông tin điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên toàn địa bàn tỉnh bằng thiết bị di động. Người dùng có thể tải ứng dụng, sử dụng trên hệ điều hành Android và iOS. 
Ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên thiết bị di động
Sau khi cài đặt ứng dụng, người dùng có thể tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất mọi nơi của tỉnh trực tiếp trên giao diện ứng dụng.

Bên cạnh đó, với việc sử dụng định vị GPS, người dân có thể tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất tại vị trí đang đứng.

Theo ông Phạm Huỳnh Quang Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ Thông tin, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, vì đây là phiên bản đầu tiên của phần mềm nên trong quá trình sử dụng, người dùng có thể đóng góp ý kiến để đơn vị hoàn thiện, bổ sung thêm tính năng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Lãnh đạo Trung tâm Công nghệ Thông tin Sở TN&MT còn cho biết, đến hết quý 1/2019, ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch đất đai trên thiết bị di động sẽ tích hợp thêm dữ liệu địa chính. Đây sẽ là tiền đề để sắp tới cho ra mắt ứng dụng Sổ tay quản lý đất đai điện tử trên thiết bị di động.

Thời gian tới, Sở TN&MT Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiến hành xây dựng chi tiết từng thửa đất, tích hợp thêm cơ sở dữ liệu giá đất, kiểm kê thống kê đất đai và một số thông tin dữ liệu khác về tài nguyên môi trường…

Giới Thiệu Phú Mỹ

Về Địa lý
Thị xã Phú Mỹ
nằm ở phía tây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vị trí địa lý:
  • Phía đông giáp huyện Châu Đức
  • Phía đông nam giáp thành phố Bà Rịa
  • Phía tây giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Thị Vải
  • Phía tây bắc giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
  • Phía nam giáp thành phố Vũng Tàu
  • Phía bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Thị xã Phú Mỹ có diện tích tự nhiên là 333,84 km², dân số năm 2019 là 221.030 người.
Thị xã Phú Mỹ nằm dọc theo quốc lộ 51, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 30 km và cách thành phố Bà Rịa khoảng 10 km.

Hành chính
Thị xã Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.

Lịch sử hình thành
Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa. Vùng đất thị xã Phú Mỹ ngày nay tương ứng với tổng An Phú Tân, quận Châu Thành, tỉnh Phước Tuy.

Ngày 23 tháng 12 năm 1961, quận Đức Thạnh được thành lập trên cơ sở bốn xã tách từ quận Châu Thành. Năm 1962, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Lễ.

Từ tháng 2 năm 1976, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh ba tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, các quận chuyển thành huyện. Hai quận Long Lễ và Đức Thạnh được hợp lại thành huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thành lập.

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 45-CP. Theo đó:
  • Thành lập huyện Tân Thành trên cơ sở tách các xã Phú Mỹ, Hội Bài, Phước Hòa, Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Châu Pha; khu kinh tế mới Tóc Tiên; 800 ha diện tích tự nhiên của thôn Phước Tân, thị trấn Bà Rịa thuộc huyện Châu Thành cũ
  • Chuyển xã Phú Mỹ thành thị trấn Phú Mỹ, thị trấn huyện lỵ huyện Tân Thành
  • Chia xã Hắc Dịch thành 2 xã Hắc Dịch và Sông Xoài
  • Thành lập xã Tóc Tiên trên cơ sở khu kinh tế mới Tóc Tiên.
Huyện Tân Thành có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Phú Mỹ và 7 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Hội Bài, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tóc Tiên.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia xã Hội Bài thành 2 xã: Tân Hải và Tân Hòa, chia xã Phước Hòa thành 2 xã: Phước Hòa và Tân Phước.

Ngày 7 tháng 10 năm 2013, thị trấn Phú Mỹ mở rộng thuộc huyện Tân Thành được công nhận là đô thị loại IV.

Từ đó đến cuối năm 2017, huyện Tân Thành có 1 thị trấn Phú Mỹ và 9 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tân Phước, Tóc Tiên.

Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14. Theo đó:
  • Thành lập thị xã Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tân Thành.
  • Chuyển thị trấn Phú Mỹ và 4 xã: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước thành 5 phường có tên tương ứng.
Sau khi thành lập, thị xã Phú Mỹ có 333,84 km² diện tích tự nhiên và 175.872 người với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.

Ngày 24 tháng 11 năm 2020, thị xã Phú Mỹ được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kinh tế
Thị xã Phú Mỹ là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Hàng loạt các nhà máy lớn đã xây dựng như: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2 – 1, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4, nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy thép Pomina 2, nhà máy luyện phôi thép Pomina 3, nhà máy phân bón NPK, nhà máy gạch men Mỹ Đức, nhà máy sản xuất thùng phuy, các nhà máy xay lúa mì, bột mì, sản xuất hạt nhựa PVC, sản xuất nhựa đường, sản xuất ống thép, cốt thép, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc.

Tại thị xã này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là tại phường trung tâm Phú Mỹ. Khu công nghiệp khí – điện – đạm Phú Mỹ có tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3900 MW, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Ngoài ra, còn nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy tổng hợp PVC khác tập trung tại đây. Rất nhiều cảng lớn đã được xây dựng bên dòng sông Thị Vải.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Phú Mỹ đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Cinderella 2, khu đô thị Cinderella 3, khu đô thị Thương mại Petro Town, khu đô thị Phú Mỹ Town, khu đô thị Phú Mỹ Center Point,...

Giao thông
Theo quy hoạch, với lợi thế riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của hệ thống Cảng Sài Gòn trong tương lai gần. Thị xã Phú Mỹ cách sân bay Quốc tế Long Thành 20 km đường bộ.
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến có chiều dài tuyến 77,6 km trong đó đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ dài 38 km, Phú Mỹ – đường ven biển Vũng Tàu dài 28 km, đoạn nối từ đường ven biển Vũng Tàu – QL51C dài 2,8 km và đoạn nối Phú Mỹ – QL51 (vào cảng Cái Mép – Thị Vải) dài 8,8 km.

QuyHoachPhuMy