Môi giới bất động sản từng có thu nhập hơn 100 triệu/tháng, nay làm gì?

Khi cơn sốt đất đi qua, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, thanh khoản đóng băng, đồng nghĩa hàng nghìn môi giới từng làm công việc này cũng đổi nghề, tìm kiếm nghề khác để mưu sinh.

Anh Bình (một môi giới BĐS tự do ở Bắc Ninh) cho biết, vài tháng nay anh vẫn đều đặn đăng bài bán đất qua các hội nhóm trên zalo và facebook, nhưng không ai hỏi mua. Trong khi đó, chỉ nửa năm trước thôi, mỗi ngày anh luôn bận rộn với hàng chục cuộc điện thoại và tiếp những lượt khách đi xem hàng. Cũng nhờ đó, anh đã trạnh thủ bỏ túi cả trăm triệu đồng từ việc môi giới.

“Tôi làm cò đất từ cuối năm 2021 rồi, vào thời điểm sốt đất, có tháng tôi giới thiệu bán thành công ba lô đất và lời được hơn trăm triệu. Thời điểm đó có rất nhiều nhóm khách gọi điện nhờ tôi tư vấn, sau đó một số khách cùng về xem thực tế và chốt rất nhanh chóng. Hầu như tháng nào tôi cũng có khách chốt cọc. Nhưng đã 4 - 5 tháng qua rồi không còn khách nữa, tôi đăng bài nhiều lần mà giờ chẳng ai hỏi mua.” – anh Bình nói.
Lúc cao điểm anh Bình từng thu nhập hơn 100 triệu đồng chỉ trong một tháng
Cũng theo anh Bình, lúc trước nhóm của anh có mấy người làm chung, nhưng nay không còn khách nên mỗi người tìm một việc để làm. “Nghề này không theo được nữa. Tôi tiếp tục phụ bán tạp hóa cùng vợ, một anh bạn hiện đang lái xe taxi, còn người nữa thì mở tiệm ăn sáng… ”, anh Bình cho hay.

Cũng là môi giới cho một công ty BĐS tại Hà Nội, chị Mai Anh chia sẻ, hiện doanh nghiệp chị làm đã cắt giảm hơn 50% nhân sự, chủ yếu là nhân viên kinh doanh. Dù không bị cắt giảm nhưng chị Mai Anh gần như “ngồi không” mấy tháng nay. Trong khi, chính sách lương đã bị cắt toàn bộ. Nghĩa là, nhân viên sale khi bán được sản phẩm thì hưởng hoa hồng, nếu không, đồng nghĩa tháng đó sẽ không có thu nhập. Không có khách giao dịch, nguồn thu không đảm bảo, chị Mai Anh chủ động kết hợp bán hàng online để sống qua ngày.

“Trước đây, tôi từng có thu nhập từ 50 triệu – 80 triệu mỗi tháng, nhưng 4 tháng nay tôi chỉ bán được một lô đất, với hoa hồng 7 triệu, những tháng khác công ty chỉ hỗ trợ một chút tiền chi phí xăng xe không đáng kể. Kinh tế gia đình bấp bênh, nên tôi tranh thủ nhận bán thêm đồ ăn cho cư dân cùng tòa nhà” – chị Mai Anh nói thêm.
Do không có khách hàng giao dịch, hàng loạt môi giới đành tìm các công việc khác sống qua ngày
Có thể thấy, tình trạng môi giới BĐS gặp khó đang diễn ra ngày càng nhiều trên thị trường BĐS. Với môi giới doanh nghiệp, để tinh gọn bộ máy vận hành, nhiều công ty giảm đến 60-70% nhân sự, số còn lại chuyển sang CTV hoặc giảm lương, chính sách ... để cố gắng vượt qua thử thách. Bản thân doanh thu các công ty môi giới cũng đang giảm mạnh, trung bình mức giao dịch rơi vào khoảng 20% so với mức trung bình hàng tháng /theo dự án.

Tuy nhiên, chỉ trong khoảng nửa năm trở lại đây, khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng, nhiều dự án bất động sản bị thanh tra, khiến thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh ảm đạm, đóng băng. Phần lớn các môi giới nói riêng và các sàn bất động sản nói chung đều đang phải đối mặt với thực tế nhiều tháng liền không có giao dịch hoặc lượng giao dịch phát sinh quá ít không bù đắp được chi phí vận hành của doanh nghiệp.
Khá nhiều sàn giao dịch bất động sản nhỏ lẻ đã phải đóng cửa
Hiện, khá nhiều sàn giao dịch bất động sản nhỏ lẻ đã phải giải thể, những sàn quy mô cỡ trung và lớn trên thị trường buộc phải cắt giảm nhân sự và co cụm.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nêu thực tế, có hơn 300.000 người môi giới, nhưng chỉ 10% môi giới có chứng chỉ hành nghề và đã được đào tạo với khoảng 2.000 văn phòng môi giới, sàn giao dịch, nên phần lớn người môi giới đang hoạt động tự do kiểu “cò đất cò nhà”. Các sàn giao dịch của các doanh nghiệp bất động sản có uy tín thương hiệu chưa nhiều.

Theo ông Châu, chính vì thiếu lực lượng môi giới chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề, có mã số người môi giới nên trong thời gian qua, giới “đầu nậu, cò đất cò nhà, doanh nghiệp bất lương” đã gây ra tình trạng thổi giá, đẩy giá, giao dịch ảo, tạo khan hiếm giả tạo, gây ra các cơn sốt ảo giá đất, giá nhà trên thị trường.

Lý giải về tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, không khó hiểu khi thị trường trầm lắng, lượng môi giới nghỉ việc, bỏ nghề tăng cao. Bất động sản là mặt hàng đặc thù, giá trị cao, chịu nhiều tác động của các vấn đề chính sách, vĩ mô kinh tế nên không dễ bán, đặc biệt khi thị trường suy giảm. Giai đoạn thị trường sôi động, việc kiếm tiền có phần dễ dàng đã chứng kiến sự bùng nổ nhân sự của nghề này, nhân sự của rất nhiều ngành nghề khác cũng tham gia làm môi giới. Khi thị trường trầm lắng cũng là giai đoạn để ngành môi giới bất động sản thanh lọc nhân sự.
(Nguồn: https://www.24h.com.vn/bat-dong-san/moi-gioi-bat-dong-san-tung-co-thu-nhap-hon-100-trieu-thang-nay-lam-gi-c792a1420023.html)

Không xây Cầu Cát Lái, Đồng Nai sẽ kết nối với TP.HCM bằng cách nào?

Mới đây, cầu Cát Lái nối Đồng Nai và TP.HCM bị đánh giá không khả thi, khó có khả năng thực hiện, điều này khiến việc chờ đợi suốt 20 năm của người dân 2 bên đầu cầu hụt hẫng, loạt dự án bất động sản cũng lao đao.
Cầu Cát Lái không khả thi thì trong thời gian tới Đồng Nai sẽ kết nối với TP.HCM bằng cách nào?
Xuất hiện cách đây 20 năm và đến nay vẫn chỉ nằm “trên giấy”, song dự án xây dựng Cầu Cát Lái nối TP. Thủ Đức (TP.HCM) với Nhơn Trạch (Đồng Nai) luôn làm nóng dư luận bởi sức ảnh hưởng của nó. Gần đây, thông tin cây cầu “huyền thoại” này dự kiến sẽ thay đổi vị trí xây mới càng gây chú ý.

Vị trí cũ không khả thi
Không chỉ có ý nghĩa với TP.HCM và Đồng Nai, dự án xây dựng cầu Cát Lái khi hoàn thành sẽ tạo nên mạch giao thông xuyên suốt TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. Có ý nghĩa to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội liên vùng.

Năm 2016, dự án này được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

Năm 2018, Đồng Nai và TP.HCM họp bàn về dự án xây cầu Cát Lái, hai bên đã thống nhất Đồng Nai sẽ là đơn vị chủ trì trong việc đầu tư, xây dựng cầu Cát Lái.

Theo phương án xây dựng mà tỉnh Đồng Nai đưa ra, cầu Cát Lái có chiều dài gần 3.800 m, phần cầu chính dài 650 m, kết cấu bằng dây văng hai trục tháp. Cầu có tĩnh thông thuyền 55 m, rộng gần 38 m, gồm 6 làn xe cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5 m. Tổng mức đầu tư gần 7.200 tỉ đồng.

Năm 2019, Thủ tướng chấp thuận giao UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì xây dựng cây cầu quan trọng này. Thậm chí, kế hoạch khởi công dự án cũng được địa phương này dự kiến đầu năm 2023.

Tuy nhiên, thời gian gần đây Sở GTVT TP.HCM cho biết, đang tìm một ví trí xây dựng mới cho dự án thay vì địa điểm cầu Cát Lái như bấy lâu nay.

Cụ thể, ngày 18/10/2022, trong buổi làm việc với Đồng Nai, phía Sở GTVT cho rằng, vị trí xây dựng cầu tại phà Cát Lái hiện nay là không khả thi.

Nguyên nhân, Sở này cho rằng hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái tại vị trí phà Cát Lái hiện nay là không khả thi vì xây dựng tại vị trí này thì cần điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m. Khi xây dựng có nguy cơ gây ùn tắc giao thông.

Ngoài ra hướng tuyến cầu Cát Lái theo phương án cũ cách cầu cảng hiện hữu của cảng Cát Lái khoảng 100m, khi xây dựng cầu tại đây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của cảng không đảm bảo an toàn cho tàu container quay tàu khi ra vào cảng.

Bên cạnh đó, tuyến đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch vừa được khởi công, trong đó có cầu Nhơn Trạch kết nối giữa TP.HCM với Đồng Nai.

Về phương án thay thế, Sở đề xuất vị trí xây dựng cầu kết nối Đồng Nai tại Quận 7 và TP.Thủ Đức, cụ thể:

Vị trí thứ nhất là xây cầu nối từ đường trục Bắc – Nam (nối quận 7), vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch.

Vị trí thứ hai, kết nối từ TP. Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai (theo hướng quy hoạch ĐT.777B). Hiện đơn vị đang nghiên cứu 4 phương án đối với hướng tuyến này.

Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các sở, ngành, Sở GTVT sẽ tham mưu UBND TP.HCM lấy ý kiến của Bộ GTVT.

Thay đổi vị trí xây cầu, ai là người chịu thiệt?
Ngay sau khi những thông tin cầu Cát Lái thay đổi vị trí xây dựng đã tạo nên nhiều tranh luận trên nhiều diễn đàn, đặc biệt là cộng đồng các nhà đầu tư bất động sản. Một băn khoăn được nhiều người đặt ra là: vì sao phải mất đến hơn 20 năm bàn thảo thì đến nay mới kết luận vị trí xây dựng cũ không khả thi? Quyền lợi của người dân và nhà đầu tư ảnh hưởng như thế nào nếu cầu thay đổi vị trí mới?

Theo anh Tuấn, một nhà đầu tư bất động sản tại TP. Thủ Đức, dự án cầu Cát Lái có ảnh hưởng rất to lớn không chỉ giao thông kết nối mà còn nhiều mặt khác. Đặc biệt là thị trường bất động sản Nhơn Trạch. Dự án này đã nằm trong kế hoạch của biết bao người dân lẫn nhà đầu tư suốt chục năm qua.

“Có nhiều người mua nhà đất ở Nhơn Trạch để chờ cầu xây xong thì dọn về ở, đi làm ở TP.HCM dễ dàng. Rất nhiều nhà đầu tư đã đổ biết bao tiền của mua đất ở Nhơn Trạch đều mong ngóng ngày khởi công cây cầu này”, anh Tuấn nói.

Theo anh Tuấn, thành phố mới Nhơn Trạch dù được thành hình hơn thập kỷ nhưng đến nay vẫn hoang vắng. Nguyên nhân chính bởi người mua nhà đất ở đây phần lớn là đón đầu chờ hiệu ứng từ cầu Cát Lái. Do đó, nếu dự án thay đổi vị trí xây thì không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà nhiều doanh nghiệp khác cũng sẽ bị ảnh hưởng do bất động sản có khả năng “mất giá”.

Một băn khoăn nữa được anh Tuấn chỉ ra, phải mất tới hơn 20 năm, biết bao nỗ lực của Chính phủ, TP.HCM và Đồng Nai với nhiều cuộc hội bàn, lên phương án, thậm chí thiết kế dự án… nhưng nay vẫn chưa thể triển khai.

Trong khi đó, việc tìm kiếm vị trí mới là phải bắt đầu lại từ đầu mọi công đoạn nên không biết đến khi nào cây cầu quan trọng này mới được triển khai. Trong khi nhu cầu về kết nối giao thông, phát triển kinh tế giữa hai địa phương là rất cấp bách.

Cũng theo anh Tuấn, lo ngại lớn nhất về việc thay đổi vị trí cầu là sẽ có tác động lớn đến thị trường bất động sản. Bài học từ đô thị Nhơn Trạch cho thấy làn sóng đầu tư bất động sản ăn theo hạ tầng cực kì bùng nổ, tạo ra nhiều hệ lụy.

“Cầu thay đổi vị trí có thể kéo dài thêm giấc mơ hồi sinh “đô thị ma” Nhơn Trạch và có nguy cơ thổi giá đất, hình thành thêm những đô thị hoang vắng ở đâu đó, gây lãng phí tài nguyên đất đai, nguồn lực kinh tế”, anh Tuấn phân tích.
(Theo Cafeland)

Vậy, nếu Cầu Cát Lái không khả thi thì trong thời gian tới Đồng Nai sẽ kết nối với TP.HCM bằng cách nào?

Sự thật đằng sau cuộc đua giảm giá “sốc” của loạt ông lớn Bất động sản

Nhà phố, shophouse giảm sốc; hay tặng đất khi mua căn hộ. Hàng loạt chủ đầu tư đã bước vào cuộc đua giảm giá nhà ở, cạnh tranh nhau từng mức chiết khấu thời gian vừa qua, nhưng sự thực như thế nào.
Sự thật đằng sau cuộc đua giảm giá “sốc” của loạt ông lớn Bất động sản

Đất Nền Nhà Vườn Liền Kề Biển Hồ Tràm-Đất Đỏ

Tiềm năng của Đất Đỏ
Đất Đỏ được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch bởi cảnh vật thơ mộng, có biển, núi và rừng cùng một số di tích lịch sử cách mạng. Năm 2003, sau khi tái lập huyện, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Đất Đỏ. Trên cơ sở đó, huyện đã quy hoạch chi tiết phát triển các khu du lịch gồm: Khu du lịch (KDL) núi Minh Đạm (tổng diện tích 275ha); KDL Hoa Anh Đào (249ha); KDL Phước Hải (hơn 106ha) và KDL Lộc An (256ha)… để phát triển du lịch.

Đầu năm 2005, tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Bình Châu nối liền BR-VT với tỉnh Bình Thuận được đưa vào sử dụng, chạy qua huyện Đất Đỏ đã mở ra cơ hội thuận lợi để phát triển ngành du lịch Đất Đỏ. Theo đó, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ cùng các dịch vụ du lịch khác ở Đất Đỏ ngày càng hoàn thiện. Nhiều dự án du lịch đã được đưa vào hoạt động và khai thác có hiệu quả như: KDL và khách sạn Thùy Dương, KDL Kawasamii, Tropicana beach resort, Lộc An resort…

Bên cạnh tiềm năng về thiên nhiên, Đất Đỏ còn là quê hương giàu truyền thống cách mạng. Vì vậy, Đất Đỏ cũng là địa phương có nhiều di tích lịch sử, có điều kiện để phát triển du lịch tâm linh, về nguồn như: Di tích lịch sử căn cứ cách mạng Minh Đạm (thị trấn Phước Hải), Nhà lưu niệm và công viên tượng đài Võ Thị Sáu (thị trấn Đất Đỏ), Di tích lịch sử Dốc Cây Cám (xã Láng Dài)… Mỗi năm, các khu di tích này đón hàng chục ngàn lượt khách hành hương, về nguồn và là nơi giáo dục truyền thống cách mạng lý tưởng cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, huyện đã đầu tư hoàn thiện nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch như: đường ven biển nối với huyện Long Điền và huyện Xuyên Mộc; tỉnh lộ 44a nối thị trấn Phước Hải với xã Long Mỹ, Phước Hội; đường liên xã nối xã Lộc An với xã Phước Long Thọ. Huyện cũng đầy tư nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường nội thị thị trấn Đất Đỏ, thị trấn Phước Hải, đường Quy hoạch số 2 (thị trấn Phước Hải); các tuyến đường trung tâm xã Lộc An... Ngoài ra, một số DN du lịch trên địa bàn huyện cũng tích cực triển khai dự án đầu tư, góp phần phát triển du lịch huyện theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
Đất biệt thự nhà vườn thổ cư xã Láng Dài, Đất Đỏ
Khi quỹ đất tại TP HCM dần khan hiếm với những dự án xanh, thì thị trường khu vực vùng lân cận bắt đầu được các giới chuyên gia đầu tư tìm tới. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những khu vực thỏa mãn các tiêu chí về khả năng di chuyển nhanh chóng, quỹ đất rộng cùng môi trường sống xanh ven TP HCM.
Vị trí dự án Lộc An Sea View
Ra mắt thị trường tháng 11.2022 với số lượng hạn chế chỉ 14 nền đất (diện tích 501 - 900m2), dự án Lộc An Seaview được nhiều khách hàng quan tâm bởi đất liền kề đường QL55, check qui hoạch là đất ở nông thôn khu dân cư hiện hữu, an tâm cho khách mua trong bối cảnh pháp lý bất động sản đang bị siết gắt gao trên khắp cả nước.
Mặt bằng phân lô Lộc An Seaview
Trích 1 sổ hồng trong dự án
Từ dự án đi vào Trung tâm T.T Đất Đỏ chỉ mất tầm 10 phút, đi vào TP Bà Rịa chỉ khoảng 20 phút, đi ra biển Hồ Tràm cũng chỉ 15 phút. Không khí mát mẻ, mật độ cây xanh xung quanh lớn là một lợi điểm cho dự án, phù hợp cho quý khách hàng xây nhà vườn/ biệt thự yên tĩnh.
Liên kết vùng dự án Lộc An Seaview
Ảnh hiện trạng tại khu đất
Phương thức thanh toán mua Lộc An Seaview
  • GIÁ BÁN: 3.6tr/m2 (sổ có đường); 1.6 tr/m2 (sổ chưa có đường)
  • Toàn bộ 100% lô đất trong dự án đều đã có sổ. 
  • Chương trình thanh toán hấp dẫn cho khách hàng đầu tư trong tháng 12.2022:  Khi mua các sản phẩm đất vườn (diện tích 500-900m2) quý khách sẽ được chiết khấu 5% trừ trực tiếp vào giá bán.  
  • Thêm Phương thức thanh toán chậm trong 12 tháng, theo đó khách chỉ phải trả trước 50%, số còn lại sau 12 tháng mới thanh toán. Chủ đầu tư cam kết mua lại sau 12 tháng (nếu khách hàng có nhu cầu bán lại) với mức lợi nhuận tối thiểu 15%. 
  • Đến 12 tháng sau khách hàng có 2 lựa chọn: Tiếp tục giao dịch thì đóng 50% còn lại và ký HĐ chuyển nhượng sang tên. Nếu khách không tiếp tục giao dịch thì lấy lại tiền + 15% trên số tiền đã đóng.
1800 tr500 m2Đường QL55, Láng Dài, Đất Đỏ, BR-VT

Tiến độ triển khai cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đang chậm (02.11.2022)

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Bộ GTVT đề nghị các địa phương đẩy nhanh hơn nữa các thủ tục chuẩn bị đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Văn bản nêu rõ: theo Nghị quyết số 90 ngày 25/7/2022 của Chính phủ, các dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày 20/11/2022.

Trong đó, công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải hoàn thiện và trình Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định trước ngày 20/9/2022, Bộ Tài Nguyên - Môi trường phê duyệt trước ngày 20/10/2022.

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, cắm cọc GPMB và bàn giao cho địa phương đợt 1 trước ngày 20/9/2022, đợt 2 trước ngày 25/10/2022, đợt 3 trước ngày 20/11/2022.

Tuy nhiên, tính đến nay, tiến độ triển khai dự án chậm so với dự kiến (chưa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa bàn giao cọc GPMB cho các địa phương, chưa trình hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần…).

Để đáp ứng tiến độ yêu cầu, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đảm bảo bảo phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần theo tiến độ yêu cầu.

Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài gần 54 km được chia làm 3 dự án thành phần.

Trong đó, dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) với chiều dài khoảng 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản. Sơ bộ tổng mức đầu tư 6.240 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 (Km16 - Km34+200) với chiều dài khoảng 18,2 km (kết nối với đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và tuyến kết nối cảng hàng không Long Thành) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản. Sơ bộ tổng mức đầu tư 6.407 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 (Km34+200 - Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 5.190 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), tính đến ngày 24/10/2022, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã hoàn thành khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn.

Dự án thành phần 1 thiết kế cơ bản được 16 km/16 km; Dự án thành phần 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu) thiết kế cơ bản được 19,5 km/19,5 km.

Riêng dự án thành phần 2 do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản đã thiết kế cơ bản và đã bàn giao cọc cho địa phương 9,5 km/18,2 km.

(Nguồn Báo Giao Thông https://www.baogiaothong.vn/bo-gtvt-sot-ruot-truoc-tien-do-trien-khai-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-d571420.html) 

Trình hồ sơ thiết kế cơ bản cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong tháng 9/2022

Hồ sơ thiết kế cơ bản các dự án thành phần cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến được trình Bộ GTVT xem xét, chấp thuận trong tháng 9/2022.

Thông tin tình hình triển khai dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1), Bộ GTVT cho biết, hiện tại, cả 3 dự án thành phần đã hoàn thành công tác khảo sát hiện trường (khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn).
Theo tiến độ yêu cầu, các dự án thành phần dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được phê duyệt trước ngày 20/11/2022 và khởi công trước ngày 30/6/2023
Trong đó, dự án thành phần 1 đang hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); Thỏa thuận hướng tuyến với Bộ Quốc phòng, dự kiến trình thẩm định hồ sơ thiết kế các yếu tố cơ bản đợt 1 trong tháng 9/2022.

Đối với dự án thành phần 2, báo cáo ĐTM đang được tổ chức tham vấn cộng đồng. Công tác thỏa thuận hướng tuyến với Bộ Quốc phòng cũng đang được thực hiện.

Đáng chú ý, hiện, dự án thành phần này đã trình hồ sơ thiết kế cơ bản được khoảng 9,7 km, đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát, thẩm định, dự kiến trình Bộ GTVT chấp thuận vào đầu tháng 9/2022 và trình đợt tiếp theo trước ngày 9/10/2022.

Một số công tác khác đang được triển khai đồng thời như: thỏa thuận với nhà đầu tư các dự án BOT có liên quan, dự kiến hoàn thành trước ngày 20/10/2022; Gửi địa phương xem xét hồ sơ mỏ vật liệu, bãi đổ thải, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2022.

“Tại dự án thành phần 3, báo cáo ĐTM đã được đăng trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên - Môi trường để tham vấn cộng đồng; đang triển khai công tác giám sát đầu tư cộng đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2022.

Hồ sơ thiết kế cơ bản đã trình khoảng 15,8km, đang rà soát, thẩm định, dự kiến trình Bộ GTVT chấp thuận trong tháng 9/2022”, Bộ GTVT thông tin.

Để đảm bảo tiến độ triển khai dự án, Bộ GTVT đề nghị các chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn thiết kế đẩy nhanh công tác khảo sát thiết kế đảm bảo các mốc tiến độ bàn giao hồ sơ và cắm cọc GPMB đợt 1 ngày 20/9/2022; Đợt 2 ngày 25/10/2022 và đợt 3 ngày 20/11/2022.

“Các địa phương cần phối hợp với Bộ GTVT cung cấp thông tin, vị trí dự kiến xây dựng trạm dừng nghỉ để nghiên cứu đưa vào dự án, tổ chức đền bù, GPMB để có quỹ đất và tổ chức đầu tư; Quản lý chặt chẽ giá đất, xác định hiện trạng khu vực tuyến để quản lý, đảm bảo chi phí GPMB không làm ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư dự án”, Bộ GTVT đề nghị.

Ban QLDA 85 được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện thủ tục xử lý chuyển tiếp kết quả khảo sát, thiết kế đã thực hiện trong quá trình lập dự án theo hình thức PPP, làm cơ sở tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 53,7 km được đầu tư quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6-8 làn xe ô tô cao tốc, giai đoạn 1 quy mô 4-6 làn xe ô tô cao tốc theo từng đoạn tuyến. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỷ đồng.

Tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) với chiều dài khoảng 16 km do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản.

Dự án thành phần 2 (Km16 - Km34+200) với chiều dài khoảng 18,2 km do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản.

Dự án thành phần 3 (Km34+200 - Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản.

 (Theo Báo Giao Thông)

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Gỡ rào cản, phát huy nội lực - Tạo nguồn lực mới từ đất đai (17.09.2022)

 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thu hút sự quan tâm của các giới, chuyên gia trong nhiều ngành, lĩnh vực, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và đông đảo người dân. Yêu cầu đặt ra, cần một cơ chế mở để tiếp nhận được nhiều ý kiến, vừa đảm bảo quan điểm, chủ trương, đường lối được nêu rõ tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Phát huy nguồn lực đấi đai để khai thác giá trị sử dụng đất. Trong ảnh: Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa.
Hoàn thiện mối quan hệ “mẹ con, anh em nhà luật”
Thực tiễn cho thấy đã nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thị trường bất động sản và thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản, chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai; quản lý và sử dụng đất, đặc biệt là đất công và đất của người dân bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ rõ: chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, tạo kẽ hở để không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng, tham nhũng, trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước; do chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với một số vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất; đất đai có tính lịch sử, nguồn gốc đa dạng, phức tạp, nhạy cảm.

Luật Đất đai liên quan chặt chẽ như “quan hệ mẹ con, anh em nhà luật”. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai phải xử lý hài hòa, hoàn thiện mối quan hệ với Hiến pháp (nguyên tắc hiến định), Bộ luật Dân sự năm 2015 và các luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch, Luật Cư trú. Nguyên tắc hiến định được đảm bảo, nhưng dự thảo luật cần cụ thể hóa “chế độ sở hữu toàn dân về đất đai”. Theo đó, khái niệm “đất công” còn mơ hồ, bị lạm dụng. Tình trạng đất công rơi vào tay tư nhân, những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng đất công có nguyên nhân từ “lỗ hổng” này.

Rà soát sơ bộ dự thảo nhận thấy một số quy định chưa đảm bảo tính thống nhất, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, dễ tạo “khoảng trống” để phát sinh nhũng nhiễu, lạm quyền. Luật Đất đai sửa đổi đang “đá”, “choải” với nhiều văn bản luật hiện hành. Nhiều điều trong dự thảo vẫn liên hệ đến hộ khẩu thường trú đã bị bãi bỏ theo Luật Cư trú như Điều 63 về giao đất, cho thuê đất; Điều 115 về Công nhận quyền sử dụng đất; Điều 145 về Hạn mức giao đất.

Dự thảo quy định “người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận” đang mâu thuẫn với quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản và khoản 2, Điều 118 Luật Nhà ở. Cụ thể, các văn bản luật này quy định: chỉ trường hợp chủ đầu tư kinh doanh bất động sản kinh doanh bất động sản theo hình thức bán có sẵn thì mới cần phải có Giấy chứng nhận, các giao dịch mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là các trường hợp không yêu cầu phải có giấy chứng nhận.

Có thể tìm thấy nhiều nội dung khác trong dự luật sửa đổi liên quan cho thuê đất trả tiền đất một lần (Điều 198); điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu vực đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê (Điều 216)... đang mâu thuẫn với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cần được hoàn thiện.

Ngăn hành vi sai phạm, tham nhũng, lãng phí từ đất
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, đất đai không chỉ “đứng yên” với ý nghĩa vật lý của một loại tài nguyên tự nhiên, một tài sản hữu hình với “phần xác” của nó, mà còn là thứ tài sản có “phần hồn” với những giá trị kinh tế - tài chính đặc biệt.

Vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai không những thể hiện với tư cách là nguồn lực về hiện vật, mà còn là nguồn lực tài chính to lớn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của từng chủ thể sử dụng đất và là nguồn thu ngân sách quan trọng. Khi đất đai được đưa vào vận hành trong cơ chế thị trường, thì giá trị của nó sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, trở thành nguồn lực đầu tư quan trọng, nguồn lực phát triển to lớn.

Nguồn lực từ đất đai là nguồn lực được hình thành từ đất đai thông qua quan hệ kinh tế, dân sự giữa các chủ thể cần một khuôn khổ pháp lý ổn định và đủ sức tạo hành lang thông thoáng. Nguồn lực này luôn gắn với quan hệ sở hữu đất đai, quyền của chủ sử dụng đất và chỉ có thể được hình thành, phát triển trong nền kinh tế thị trường, khi mà các quan hệ đất đai được thị trường hóa.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một thị trường “mua bán quyền sử dụng đất” thật sự, nó chỉ được trao đổi, mua bán với “cái vỏ” của thị trường bất động sản khi nhà cửa, công trình xây dựng khác trên đất được mua bán hoặc ít nhất là tài sản trên đất được hình thành trong tương lai (mua bán lô đất nền, căn hộ chưa được xây dựng). Đất đai, quyền sử dụng đất trở thành nguồn lực tài chính quan trọng khi nó được mua bán và trao đổi trên thị trường.

Mặc dù chúng ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại chế độ 2 giá đất chênh lệch nhau là giá do Nhà nước định giá và giá thị trường. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, khiếu kiện đất đai trong thu hồi đất, đền bù giải tỏa.

Việc lập các thủ tục pháp lý như công chứng, trước bạ sang tên, đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho các giao dịch “ngầm” như hạ giá nhà đất mua bán để né thuế, gây thất thu ngân sách hay “găm” thủ tục chuyển nhượng, trước bạ sang tên để tiếp tục mua bán, sang tay nhằm trốn thuế. Điểm mới của dự luật là bỏ quy định về khung giá đất và xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, nhưng cần làm rõ về cơ chế vận hành, chế độ thực thi “nguyên tắc thị trường” cho giá đất làm cơ sở áp dụng trong nhiều mối quan hệ đất đai đang diễn ra, tránh tùy tiện.

Vì vậy, cùng với những vấn đề pháp lý, đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong tạo vốn đầu tư phát triển, góp phần ngăn chặn hành vi sai phạm, tham nhũng, lãng phí từ đất thông qua việc hoàn thiện Luật Đất đai lần này.
(Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng)